Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?
Răng nhiễm Tetracycline sẽ khiến răng trở nên sậm màu và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng rất nhiều. Vậy răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không? Bằng phương pháp nào giúp răng trắng sáng và chắc khỏe hơn? Cùng chúng tôi tham khảo thông tin trong bài viết sau đây nhé!
Tại sao răng nhiễm Tetracycline?
Răng nhiễm Tetracycline là gì? Tetracycline là một loại thuốc kháng sinh, dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm nhiễm khá tốt. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi dùng thuốc Tetracycline sẽ rất dễ làm răng bị đổi màu.
Khi đó, mức độ sẫm màu răng sẽ còn phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng loại thuốc này, chúng sẽ chuyển màu sang màu vàng, nâu hoặc xám xanh.
Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm Tetracycline
Trước khi biết được răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không, cần nhận biết dấu hiệu răng nhiễm Tetracycline và trình trạng răng để có biện pháp điều trị phù hợp.
Bạn có thể nhận biết được răng nhiễm Tetracycline bằng mắt thường rất đơn giản, nhận thấy màu răng từ màu trắng tự chuyển sang màu vàng, xám... chỉ trong thời gian khá ngắn.
Chúng thay đổi ở một số răng hoặc cả hàm răng. Ở mức độ nhẹ, mọi người thường chủ quan và không để ý tới, đến khi răng đổi màu nhiều và thậm chí đã bị mòn rồi mới phát hiện. Khi đó, sẽ rất có hại đến sức khỏe răng miệng.
- Răng nhiễm Tetracycline cấp độ 1: Xuất hiện vết ố vàng, nhạt màu, phân bố không đồng đều, chủ yếu ở răng cửa.
- Răng nhiễm Tetracycline cấp độ 2: Màu răng nặng hơn và chuyển sang màu vàng đậm hoặc màu nâu, màu xám, xuất hiện ở nhiều vị trí răng khác nhau.
- Răng nhiễm Tetracycline cấp độ 3: Lúc này răng tiến triển nặng hơn và xuất hiện màu nâu sẫm, xám đen, tím xanh có dải màu rõ rệt.
- Răng nhiễm Tetracycline cấp độ 4: Răng chuyển màu cực mạnh, men răng bị mòn và dải màu đậm rõ hơn.
Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?
Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của răng. Biện pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ và răng chưa bị đổi màu quá nặng. Lúc này răng chỉ bị nhiễm Tetracycline bên ngoài và thuốc chưa thấm sâu vào bên trong.
Đặc biệt, tẩy trắng răng không áp dụng cho trường hợp bị nhiễm Tetracycline do yếu tố nội sinh và nhiễm từ bên trong.
Bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương pháp tẩy trắng răng laser để cải thiện màu sắc cho răng. Sau 45 - 60 phút thực hiện, răng sẽ trắng lên khoảng 2 - 3 tông tùy theo tình trạng răng miệng hiện tại của bạn.
Biện pháp chữa răng nhiễm Tetracycline hiệu quả nhất
Sau khi đã làm rõ được răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không để khắc phục tình trạng này. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nhiễm bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất
Răng nhiễm Tetracycline mức độ nhẹ
Khi răng nhiễm Tetracycline còn ở mức độ 1 và 2 có thể áp dụng tẩy trắng răng để phục hồi lại màu răng. Sử dụng ánh sáng Laser giúp kích hoạt cho men thuốc tẩy trắng thẩm thấu sâu vào bên trong cấu trúc răng, bẻ gãy liên kết gây màu, cải thiện màu sắc răng.
Răng nhiễm Tetracycline mức độ nặng
Đối với răng nhiễm Tetracycline mức độ nặng hơn thì không thể áp dụng biện pháp tẩy trắng răng. Lúc này, nha sĩ sẽ áp dụng biện pháp bọc sức hoặc dán sứ Veneer.
Bọc sứ thẩm mỹ
Đây là phương pháp mài nhỏ răng thật để tạo cùi trụ, sau đó tạo mão răng có hình dáng và màu sắc trắng sáng. Trường hợp răng nhiễm Tetracycline nặng và kèm theo nhiều khuyết điểm như mẻ, vỡ thì biện pháp bọc sứ thẩm mỹ là giải pháp tối ưu để khắc phục và bảo vệ răng thật. Nhờ đó, giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ cho răng và đảm bảo chức năng nhai tốt. Hiện nay, răng sứ có rất nhiều loại như sứ kim loại, sứ titan và răng toàn sứ cho bạn lựa chọn. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau và tùy vào tình trạng răng sẽ có chi phí khác nhau.
Dán sứ Veneer
Trường hợp dán sứ Veneer để bảo tồn răng thật, nha sĩ chỉ mài mòn một lớp mỏng ở mặt trước răng để lấy độ nhám và dán mặt sứ Veneer lên trên. Biện pháp này giúp hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn vào mô răng bên trong mà không cần điều trị tủy, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng sinh lý của bạn.
Một số điều cần lưu ý để ngăn ngừa tình trạng răng nhiễm Tetracycline
Để ngăn ngừa tình trạng răng nhiễm Tetracycline, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracycline, khi cần thiết mới sử dụng.
- Đánh răng đúng cách từ 2 - 3 lần mỗi ngày và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
- Thường xuyên quan sát màu răng của mình, nếu thấy thay đổi nhiều thì nên tới gặp nha sĩ để khắc phục kịp thời.
Phía trên là những thông tin giải đáp về vấn đề răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không, bên cạnh đó là những biện pháp khắc phục và cải thiện tình trạng răng nhiễm Tetra. Nếu bạn gặp phải vấn đề này, có thể đến nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn cụ thể và có những phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Giúp bạn lấy lại sự tự tin với hàm răng trắng sáng.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp