Phanh môi bám thấp là gì? Khi nào nên đưa trẻ đi cắt phanh môi?

Phanh môi bám thấp là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm rất dễ để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của trẻ. Vậy phanh môi thấp là gì? Những biểu hiện cụ thể là gì? Hậu quả của tình trạng này như thế nào? 

Phanh môi bám thấp là như thế nào?

Phanh môi bám thấp là tình trạng phanh môi không bám vào đúng vị trí trên cung hàm. Lúc này, điểm bám cuối cùng của phanh môi dính với đỉnh hàm trên giữa hai răng cửa hoặc bám sâu vào bên trong mào xương của hàm trên. Đây được coi là một dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ và cần được khắc phục sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp những bất tiện trong sinh hoạt và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Phanh môi thấp không phải là tình trạng hiếm gặp và ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường.

Phanh môi thấp có thể làm răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn và có thể làm xoay, lệch các răng cửa. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, phanh môi thấp cũng gây ra tình trạng co nướu, khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho mảng bám thức ăn tích tụ gây sâu răng

Phanh môi bám thấp là gì? Khi nào nên đưa trẻ đi cắt phanh môi? 1 Phanh môi bám thấp là tình trạng phanh môi không bám vào đúng vị trí trên cung hàm

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị phanh môi thấp

Khi bị dính thắng môi trên, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau. Các bậc phụ huynh hãy chú ý và theo dõi để phát hiện sớm tình trạng này.

  • Trẻ khó nuốt, khó bú sữa.
  • Trẻ thường quấy khóc khi bú mẹ.
  • Trẻ nói ngọng hoặc phát âm sai một số từ.
  • Răng cửa dưới của trẻ em bị thưa hoặc mọc lệch lạc.
  • Đầu lưỡi của trẻ không thể chạm tới vòm miệng, môi.

Dấu hiệu phanh môi thấp cũng khá giống với biểu hiện của dính thắng lưỡi. Nếu trẻ gặp phải hai dị tật này cùng lúc, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra sức khỏe toàn diện và có đánh giá chính xác hơn.

Phanh môi thấp ảnh hưởng gì đến trẻ?

Về cơ bản, phanh môi thấp không quá nguy hiểm đối với trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này phải sớm được điều trị vì nếu để lâu cũng dẫn đến hậu quả không tốt cho sức khoẻ như: 

  • Khả năng ăn uống bị hạn chế.
  • Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, răng mọc lệch lạc khiến khớp cắn bị lệch.
  • Ảnh hưởng đến khả năng nuốt thức ăn và nói của trẻ, khiến trẻ khó phát âm các từ trong thời gian dài.
  • Ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng và tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Phanh môi bám thấp là gì? Khi nào nên đưa trẻ đi cắt phanh môi? 2 Trẻ bị phanh môi bám thấp có thể khó ăn nên dẫn đến không muốn ăn

Cách điều trị phanh môi bám thấp ở trẻ

Hiện nay, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng phanh môi bám thấp ở trẻ là tiến hành phẫu thuật cắt phanh môi. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho trẻ. Với trường hợp phẫu thuật có hai phương pháp sau:

  • Phẫu thuật cắt phanh môi truyền thống: Bác sĩ sẽ sử dụng dao cắt rạch một đường nhỏ phần xơ phanh, sau đó điều chỉnh sao cho cử động môi trên đảm bảo thẩm mỹ và chức năng. Sau đó bác sĩ khâu vết thương lại. Thời gian phục hồi là từ 7 đến 10 ngày.
  • Phẫu thuật cắt bằng laser: Với phương pháp này, các chuyên gia sử dụng tia laser để cắt phần phanh môi. Điều này giúp việc cắt bỏ nhẹ nhàng và không gây đau. Thời gian phục hồi cũng nhanh hơn với phương pháp truyền thống.

Theo các bác sĩ nha khoa, xử lý phanh môi thấp ở trẻ càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả phục hồi tốt nhất. Tuy nhiên, không phải lứa tuổi nào cũng phẫu thuật được. Độ tuổi thích hợp để thực hiện thủ thuật này là từ 11 - 12 tuổi, khi răng đã mọc đầy đủ và khoảng trống giữa hai răng cửa đã khép lại. Nếu khoảng cách giữa hai răng cửa không thể đóng một cách tự nhiên thì có thể cắt phanh môi, sau đó kết hợp chỉnh nha. Nếu tình trạng phanh môi thấp gây đau, ảnh hưởng phát âm, tụt nướu,... thì nên đưa trẻ đi cắt phanh môi càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, ba mẹ không nên đưa trẻ đi cắt phanh môi trong các trường hợp sau: 

  • Trẻ còn quá nhỏ, răng chưa mọc đủ, cơ thể còn non yếu.
  • Trẻ em mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính.

Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và được điều trị hiệu quả ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để được kiểm tra và tư vấn phù hợp. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện cách phanh môi cho trẻ.

Những lưu ý sau khi trẻ cắt phanh môi bám thấp

Để đảm bảo sau khi phẫu thuật phanh môi thấp đạt hiệu quả như mong đợi, hạn chế tổn thương. Ba mẹ cần lưu ý những điều sau để tránh những hậu quả không mong muốn:

  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ nuốt, chải răng, uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không để trẻ ngậm hoặc cắn vật cứng để tránh nhiễm trùng vết thương.
  • Không để trẻ chạm vào vết cắt để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để làm sạch vết thương.
  • Khuyến khích trẻ tập cử động môi để nhanh chóng trở lại bình thường và tránh để lại sẹo.
  • Nếu trẻ bị chảy máu kéo dài hoặc đau nhức dữ dội và sốt cao bất thường hãy đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra tránh nhiễm trùng vết thương.
Phanh môi bám thấp là gì? Khi nào nên đưa trẻ đi cắt phanh môi? 3 Khi trẻ đủ tuổi và sức khoẻ nên đưa trẻ đi khám và phẫu thuật cắt phanh môi trên càng sớm càng tốt

Phanh môi bám thấp là một dị tật bẩm sinh. Vì tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ nên ngay khi có những dấu hiệu như xuất hiện khoảng trống giữa hai răng cửa, răng mọc lệch lạc, chức năng ăn nhai bị suy giảm,… ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và xử lý hiệu quả. Ba mẹ nên theo dõi trẻ trong quá trình phát triển để nhanh chóng nhận biết điều bất thường ở trẻ và điều trị kịp thời. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo