Phân biệt sốt do triệu chứng Covid 19 và sốt xuất huyết

Khi đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp trên diện rộng, các triệu chứng của sốt xuất huyết cần được lưu ý vì có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với Covid 19. Nhiều người cho rằng mình bị nhiễm Covid 19 sau khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu và sốt cao. Do đó, hiểu biết về sự khác nhau giữa hai bệnh này là điều rất quan trọng.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ gây nhầm lẫn với biểu hiện của người mắc Covid 19Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết dễ gây nhầm lẫn với biểu hiện của người mắc Covid 19

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết dengue chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và người trưởng thành.

Biểu hiện đặc trưng là sốt cao đột ngột kèm theo những triệu chứng khác như đau đầu vùng trán, đau sau hốc mắt, buồn nôn, nôn, đau khớp, đau mỏi thân mình và ban xuất huyết. Các triệu chứng như biếng ăn, nhạt miệng, đau họng nhẹ cũng có thể xuất hiện.

Giai đoạn biểu hiện bệnh từ 2 đến 7 ngày, đa số các trường hợp này bệnh nhân sẽ được điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, khi bạn gặp các triệu chứng sốt xuất huyết nặng bao gồm thể sốc, thể sốc nặng, thể xuất huyết nặng và thể suy tạng thì bệnh nhân cần được điều trị tích cực trong bệnh viện. Song tỷ lệ bệnh nhân nhiễm các triệu chứng nặng này rất thấp.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết cũng như chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này không lây từ người sang người mà lây truyền trung gian qua muỗi nên biện pháp tốt nhất để bảo vệ khỏi bệnh sốt xuất huyết là tránh muỗi đốt và diệt muỗi, diệt loăng quăng.

Điểm khác nhau giữa sốt xuất huyết và Covid 19

Sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể và mệt người đều là một số triệu chứng phổ biến của cả hai bệnh Covid 19 và sốt xuất huyết. Vì vậy, ở các triệu chứng ban đầu có thể khó xác định xem bạn nhiễm virus SARS-CoV-2 hay sốt xuất huyết.

Đau nhức cơ thể và mệt người đều là triệu chứng phổ biến của cả hai bệnh Covid 19 và sốt xuất huyếtĐau nhức cơ thể và mệt người đều là triệu chứng phổ biến của bệnh Covid 19 và sốt xuất huyết

Tuy nhiên, nếu bệnh sốt xuất huyết không được điều trị bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nặng như chảy máu trong, tổn thương thận hoặc số lượng tiểu cầu thấp. Để tránh điều đó xảy ra cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu gặp các triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc ngạt mũi thì bạn không khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết. Vì những dấu hiệu và triệu chứng này liên quan đến bệnh Covid 19.
  • Nếu bị mất vị giác và khứu giác, bạn đã nhiễm Covid 19.
  • Vì Covid 19 là một bệnh về đường hô hấp, có thể gây ra các triệu chứng như viêm và kích ứng cổ họng và ho, ở bệnh sốt xuất huyết, những triệu chứng này không phổ biến.
  • Nếu nhiều người trong gia đình của bạn xuất hiện các triệu chứng giống nhau, có thể gia đình bạn đã nhiễm Covid 19, vì đây là một bệnh lây giữa người với người, trong khi sốt xuất huyết thì không.
  • Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể bị phát ban trên da và chảy máu nướu răng, chảy máu mũi hoặc dễ bị bầm tím, trong khi đó ở Covid 19 không có những biểu hiện này.
  • Covid 19 dễ lây nhiễm và tốc độ lây lan nhanh, chủ yếu qua đường hô hấp. Sốt xuất huyết lây chậm hơn vì lây trung gian qua muỗi.

Ngoài đại dịch Covid 19, bệnh sốt xuất huyết cũng cần được lưu tâm

Khi gặp các triệu chứng đau đầu và sốt cao nếu xét nghiệm Covid 19 âm tính, bạn nên thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết ngay, nhất là vào thời điểm giao mùa này.

Bệnh sốt xuất huyết cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng bệnh trở nặng như số lượng tiểu cầu thấp, nôn ra máu và phân đen... Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là kiểm soát hoạt động của muỗi truyền bệnh, tránh những nơi có muỗi và không để muỗi nhiễm bệnh đốt. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Sử dụng thuốc diệt muỗi khi đi ra ngoài hoặc ngay cả trong nhà.
  • Hãy mặc áo dài tay và quần dài khi đi ra ngoài.
  • Đảm bảo cửa sổ và cửa ra vào không có khe hở để muỗi bay vào, sử dụng màn khi đi ngủ.
  • Hãy loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản và phát triển bao gồm lu, vại hay những ổ nước đọng trong nhà và ngoài nhà. Thường xuyên thay nước trong bể nuôi cá, vệ sinh môi trường.
Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở để hạn chế sự sinh sôi nảy nở của loài muỗiThường xuyên vệ sinh xung quanh nơi ở để hạn chế sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi

Mặc dù không nguy hiểm và diễn biến phức tạp như Covid 19, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sốt xuất huyết cũng có khả năng gây tử vong. Ngay khi có các biểu hiện dưới đây kèm sốt, người dân cần đến ngay bệnh viện:

  • Tự nhiên bồn chồn, thở nhanh, mệt mỏi.
  • Nôn liên tục, nôn ra máu.
  • Tự dưng đau bụng hoặc đau bụng dữ dội.
  • Tiểu ít hơn.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam, bầm tím, phân đen do xuất huyết nội tạng.

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm các biến chứng để có phương án xử trí và pháp đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt ở những người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền khi có biểu hiện sốt, đau đầu cần được bác sĩ thăm khám sớm để tránh những diễn biến bất thường, trở nặng và khó kiểm soát.

Với đặc điểm chung là đều có thể dẫn đến các triệu chứng nặng và tử vong nhất là đối với những bệnh nhân có bệnh lý nền, sốt xuất huyết và Covid 19 đang là hai dịch bệnh nguy hiểm nhất và cần được lưu tâm. Vì vậy, bạn cần phân biệt được những điểm khác nhau giữa hai bệnh này để có biện pháp xử trí, điều trị kịp thời và thích hợp.

Xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên ăn gì và nên tránh gì?

 



Chat with Zalo