Nổi hạch sau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý
Hạch là một cơ quan quan trọng trong cơ thể của mỗi người, nhưng dường như không phải ai cũng biết đến chức năng của bộ phận này. Bởi vậy, khi phát hiện trẻ bị nổi hạch sau đầu, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không ít cha mẹ trở nên sốt sắng, thậm chí là nghi ngờ con mình bị mắc bệnh ung thư. Nếu còn chưa hiểu rõ, còn chần chừ gì mà không tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Hiểu đúng về nổi hạch sau đầu ở trẻ em
Nổi hạch sau đầu ở trẻ em thực chất là một cơ chế phòng vệ bình thường của cơ thể, giúp cơ thể tránh xa bệnh tật. Hạch bạch huyết nằm trong hệ thống hạch bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch trên cơ thể con người. Chúng có chức năng kiểm soát sự lưu thông của dòng dịch bạch huyết, đồng thời phát hiện và tiêu diệt các vi khuẩn, virus cũng như các tác nhân có hại cho cơ thể.
Khi vào cao điểm của mùa dịch, hoặc khi thay đổi thời tiết, hạch bạch huyết lại càng phải làm việc nhiều hơn. Việc tích tụ một số lượng quá lớn vi khuẩn, virus tại vị trí hạch khiến hạch bị sưng lên. Sau một thời gian, khi hệ miễn dịch trở lại bình thường, hạch bạch huyết sẽ tự động xẹp xuống.
![Nổi hạch sau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/noi_hach_sau_dau_o_tre_em_nguyen_nhan_va_cach_xu_ly1_b804dd3c31.jpg)
Nguyên nhân gây nổi hạch sau đầu ở trẻ em
Nổi hạch sau đầu không phải là một căn bệnh mà chỉ là một triệu chứng mang tính nhất thời. Tình trạng này được gây ra bởi một số nguyên nhân sau đây:
Hệ miễn dịch suy giảm
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm khiến hạch nổi lên, khi sờ vào thì không có bất cứ phản ứng nào tức là hạch lành tính. Trong trường hợp này, hạch có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 1 - 2cm, mềm, không có đầu và có thể di chuyển được. Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng cơ thể đang tự bảo vệ bé rất tốt khỏi sự tấn công của môi trường bên ngoài.
Do viêm nhiễm
Cơ thể trẻ rất nhạy cảm nên rất dễ mắc phải bệnh lý viêm xoang, viêm tai giữa hoặc viêm đường hô hấp. Nổi hạch sau đầu chính là triệu chứng đầu tiên báo hiệu việc cơ thể trẻ bị xâm nhập bởi các loại vi trùng, siêu vi trùng khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
Hạch không gây đau dữ dội nhưng có thể làm bé khó chịu khi chạm vào. Khi quan sát, cha mẹ có thể cảm nhận được hạch đang sưng lên, đỏ và nóng.
![Nổi hạch sau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/noi_hach_sau_dau_o_tre_em_nguyen_nhan_va_cach_xu_ly2_213a6a216c.jpg)
Do khối u
Khối u có thể khiến hạch trên đầu trẻ nổi lên thường là các khối u nằm gần thanh quản và phổi. Trong trường hợp này, hạch cứng và không di chuyển được. Trẻ quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ và sốt thường xuyên. Lúc này, cha mẹ nên cho trẻ tới khám tại các cơ sở y tế uy tín ngay lập tức.
Điều trị nổi hạch sau đầu ở trẻ nhỏ như thế nào?
Việc điều trị hạch sau đầu ở trẻ nhỏ cần có sự giám sát, chẩn đoán từ bác sĩ. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của từng tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến nghị và phương pháp riêng:
Chữa hạch lành tính
Trong trường hợp hạch mềm, nhỏ, không đau, trẻ vẫn ngủ ngon và bú đủ, cha mẹ chỉ cần theo dõi tại nhà. Sau vài ngày, hạch sẽ tự động tiêu biến.
Chữa hạch sưng đau
Nếu hạch nổi to, kèm theo sưng đau, cha mẹ tuyệt đối không nên nắn, bóp hạch. Điều này rất có thể sẽ gây vỡ mạch máu bên trong, khiến tình trạng sưng trở nên trầm trọng hơn.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và tiêu sưng cho trẻ, tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Với những bé bị viêm đường hô hấp, trẻ sẽ sử dụng kèm theo thuốc kháng sinh chữa bệnh.
![Nổi hạch sau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/noi_hach_sau_dau_o_tre_em_nguyen_nhan_va_cach_xu_ly3_da084bc90a.jpg)
Chữa hạch có tụ mủ
Hạch có tụ mủ là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định xem liệu có bất kì khối u nào xuất hiện bên trong hay không. Sau đó, trẻ sẽ được rạch mủ bằng thủ thuật y khoa để dịch và các chất bẩn thoát ra. Kết hợp với phương pháp này là đơn thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm.
Với phương pháp này, say 6 - 7 ngày, vết thương sẽ tự động lành lại, hạch cũng biến mất mà không để lại bất cứ di chứng nào.
Xử lý nổi hạch sau đầu ở trẻ em tại nhà
Với loại hạch lành tính, bên cạnh quá trình theo dõi, cha mẹ có thể áp dụng thêm các cách sau để hạch tiêu biến nhanh chóng hơn. Đó là:
- Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ bú nhiều cữ sữa hơn.
- Chườm nóng bằng khăn mềm cho trẻ.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
![Nổi hạch sau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/noi_hach_sau_dau_o_tre_em_nguyen_nhan_va_cach_xu_ly4_7794fef050.jpg)
Trên đây là câu trả lời đầy đủ nhất, giúp cha mẹ tìm ra nguyên nhân và phương pháp xử lý phù hợp khi phát hiện nổi hạch sau đầu ở trẻ em. Mong rằng qua bài viết trên, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi dưỡng bé yêu.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp