Những nguyên nhân mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư và cách khắc phục
Mệt mỏi kéo dài do căn bệnh ung thư quái ác làm cản trở gây khó khăn trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vậy nguyên nhân nào gây lên những triệu chứng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư này? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời và phương pháp khắc phục ở bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy nhé!
Những nguyên nhân nào gây mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư?
Tuy chưa biết lý do chính xác khiến cơ thể bạn rơi vào mệt mỏi là gì, điều này chưa được làm rõ. Nhưng áp dụng phương pháp điều trị bệnh cũng được cho là có liên quan, một vài cách điều trị phải kể đến như:
Hóa trị liệu
Bất kỳ loại thuốc hóa trị nào (như vincristine, vinblastine và cisplatin) mà bạn đang sử dụng để điều trị bệnh đều có thể là nguyên nhân tạo nên trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên điều này có thể khác ở mỗi người, có người nói chỉ kéo dài một ngày nhưng có người khác sau khi hoàn thành điều trị vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Xạ trị
Phương pháp điều trị bệnh ung thư xạ trị có thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài, không thuyên giảm. Thông thường sau khi ngừng điều trị vẫn có thể kéo dài đến 3 - 4 tuần.
Ghép tủy xương
Khi điều trị bằng hình thức này sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi kéo dài đến một năm.
Ngoài ra còn có liệu pháp miễn dịch, liệu pháp sinh học cũng là một trong những phương pháp điều trị gây độc và dẫn đến mệt mỏi dai dẳng ở bệnh nhân ung thư.
Những vấn đề khác dễ mắc phải khi điều trị ung thư
Quá trình mệt mỏi mà người bệnh phải chịu khi mắc ung thư có thể tác động tiêu cực sâu sắc đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống, dưới đây là một vài căn nguyên khác góp phần tạo nên:
- Thiếu máu, gây viêm nhiễm.
- Trạng thái tăng trao đổi chất do khối u gây ra: Các khối u cạnh tranh giành chất dinh dưỡng khiến quá trình trao đổi chất của các tế bào bình thường trở lên khó khăn, tình trạng xấu hơn là làm hỏng các mô tế bào.
- Đau đớn: Không thể bỏ qua những cơn đau do bệnh ung thư gây ra, khiến bạn mỗi ngày đều cảm thấy mệt mỏi.
- Căng thẳng: Trong quá trình điều trị tinh thần cũng là một trong những lý do cần phải nhắc đến, thường xuyên lo âu - suy nghĩ cách để đối phó với bệnh tật sẽ ngày càng rút cạn năng lượng của bạn.
- Liều pháp kết hợp, suy giảm dinh dưỡng, mất ngủ hay thói quen hằng ngày cũng tác động một phần khiến bạn mệt mỏi.
Hướng dẫn khắc phục những triệu chứng mệt mỏi
Không có bất kỳ một loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm trạng thái mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư, tuy nhiên sẽ có một vài cách sau đây mà bạn có thể tham khảo để khắc phục được phần nào.
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Để mang đến kết quả tốt nhất bạn cần phải cung cấp đầy đủ các triệu chứng (dù là nhỏ nhất) mệt mỏi mà bạn đang gặp phải với bác sĩ của mình. Điều này giúp họ có thể xác định được nguyên nhân chính xác và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu các cơn đau và trạng thái mệt mỏi.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống không đầy đủ hay ăn sai cách đều phải được loại bỏ ngay lập tức. Bạn cần có một cân nặng ổn định, lượng protein vừa đủ để xây dựng lại các mô trong cơ thể, ngoài ra cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Tập thể dục
Đừng nhầm lẫn là khi bị ung thư bạn không thể làm gì ngoài ngồi yên một chỗ, thực tế các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải có thể làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, bạn nên có một PT riêng tư vấn để đảm bảo phù hợp với bạn.
Loại bỏ căng thẳng
Để cho đầu óc được nghỉ ngơi là một trong số những thói quen giúp bạn giảm đi mệt mỏi tốt nhất, việc kỳ vọng hay suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến bạn ngày càng sa sút. Hãy tập thư giãn, và di chuyển sự chú ý của bạn sang các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc... làm bất cứ điều gì bạn yêu thích.
Khi nào bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ?
Triệu chứng mệt mỏi ngày một kéo dài, tích lũy dần theo từng ngày không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi bạn đã thực hiện đầy đủ những cách khắc phục, vậy lúc này bạn nên cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Tình trạng trầm cảm, lo lắng hay tâm trạng thay đổi thất thường, cơn đau đến dữ dội, khó thở, không thể kiểm soát được các tác dụng phụ (buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, nôn) và thậm chí bạn không thể đứng được dậy khỏi giường hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Hành trình chữa bệnh chứa đựng rất nhiều gian nan, thách thức và mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư là một trong số những khó khăn đó, điều này có thể khiến bạn trở nên nản chí và muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên chính bạn mới là người quyết định tình trạng căn bệnh của mình, hãy lắng nghe bác sĩ và thực hiện một vài gợi ở bài viết này, chúng tôi mong nó có thể giúp bạn khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp