Những điều không thể bỏ qua khi bị đau mắt đỏ xung huyết

Dịch đau mắt đỏ xung huyết bùng phát với tốc độ nhanh chóng khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, nắm chắc những kiến thức dưới đây thì bạn không còn phải lo sợ khi gặp phải.

Những điều không thể bỏ qua khi bị đau mắt đỏ xung huyết 1Nắm chắc kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn không còn lo lắng bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ xung huyết

Đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn gây ra mà chủ yếu là do virus thuộc nhóm Adenos. Loại virus còn được chia thành mấy chục loại dựa theo type huyết thanh. Phổ biến ở Nhật Bản là chủng huyết thanh HAdV 8 và 54. Các nước châu Á khác tuy đều có bệnh đau mắt đỏ xung huyết nhưng không có nghiên cứu và công bố nào.

Đối tượng nào dễ bị đau mắt đỏ xung huyết?

Trẻ em là đối tượng vừa có sức khỏe yếu hơn lại thường nhạy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn. Ở người già, mặc dù sức khỏe đã yếu kém hơn nhiều nhưng do mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển, nên khả năng mắc bệnh thấp hơn.

Con đường lây truyền bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do vi khuẩn và vi rus gây nên do vậy bệnh dễ lây qua 3 con đường chính: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ xung huyết

Đau mắt đỏ xung huyết dễ nhận biết bởi:

  • Dấu hiệu bị đau mắt đỏ báo trước : xuất hiện các biểu hiện như sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai
  • Bệnh toàn phát trong 5-7 ngày với các triệu chứng: xung huyết đỏ mắt, ra gỉ nhiều, cảm giác cộm rát nhưng không gây giảm thị lực trừ khi có biến chứng.
  • Sau toàn phát là giai đoạn lui bệnh trong 5 ngày: các triệu chứng thoái biến, mắt trắng dần và trở lại bình thường.

Bạn có bị lây khi nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ?

Nhìn vào mắt của những người bị bệnh sẽ không làm bạn lây đau mắt đỏ. Như đã đề cập ở trên, đau mắt đỏ chỉ lây qua 3 hình thức : hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.

Những điều không thể bỏ qua khi bị đau mắt đỏ xung huyết 2Nhìn vào mắt người bệnh không khiến bạn bị lây đau mắt đỏ

Bị đau mắt đỏ cần dùng thuốc gì?

Khi bị đau mắt đỏ, cần vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp. Ngoài ra, dùng các loại thuốc kháng sinh như Dexamethasone, cloramphenicol, tobramycin, moxifloxacin, ofloxacin, neomycin.. dưới sự chỉ định của bác sĩ sẽ làm giảm gỉ ghèn, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.

Không được nhỏ thuốc kháng sinh kéo dài

Dùng thuốc kháng sinh kéo dài và không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại không ngờ như gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt, tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn hoặc lãng phí tiền bạc. Do đó, người bệnh chỉ nên nhỏ kháng sinh trong vòng từ 7-10 ngày.

Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Trường học là môi trường có tương tác lớn, do vậy rất dễ lây lan bệnh đau mắt đỏ. Khi phát hiện bị bệnh đau mắt đỏ, trẻ cần được nghỉ học 5-7 ngày và nghỉ ngơi ở nhà. Nhà trường cần phòng bệnh cho các trẻ bằng cách đảm bảo trẻ được rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung hay xử dụng: các tay nắm cửa, nút bấm thang máy...

Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ xung huyết

Đau mắt đỏ kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu...có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Ngoài ra, viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng là những biến chứng đau mắt đỏ gây ra vô số phiền toái cho bệnh nhân.

Những điều không thể bỏ qua khi bị đau mắt đỏ xung huyếtĐau mắt đỏ xung huyết có thể gây nhiều biến chứng

Đau mắt đỏ xung huyết gây thiệt hại cả về tài chính, thời gian và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, phòng bệnh từ ban đầu là cách tốt nhất để bạn không phải chịu ảnh hưởng to lớn từ căn bệnh này.

Hường



Chat with Zalo