Phụ nữ đang cho con bú có nên tiêm vaccine Covid 19 hay không?

Virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh chóng, Việt Nam đang trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Ngày 10/08/2021, Bộ Y Tế đã ban hành công văn với nội dung chuyển phụ nữ cho con bú từ đối tượng trì hoãn trong tiêm chủng vaccine Covid 19 thành đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng vaccine ngừa Covid 19.

Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng vaccine ngừa Covid 19Phụ nữ đang cho con bú được ưu tiên tiêm chủng vaccine ngừa Covid 19

Có nên tiêm vaccine Covid 19 cho phụ nữ đang cho con bú không?

Tổ chức Y tế thế giới về tiêm chủng đưa ra khuyến cáo, nếu phụ nữ đang cho con bú thuộc nhóm nguy cơ cao, ví dụ như nhân viên y tế hoặc nhóm được Bộ Y tế đề nghị tiêm chủng, thì có thể được tiêm vaccine phòng Covid 19. Do đó, những người khỏe mạnh hiện đang cho con bú có thể được tiêm vaccine.

Đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Nghiên cứu về vaccine phòng chống Covid 19 không bao gồm phụ nữ đang cho con bú, hoặc xem xét tác động của vaccine mRNA, vaccine không sao chép đối với cơ thể của người mẹ hay đối với trẻ đang còn bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vaccine không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú sữa mẹ. Vaccine này không phải là vaccine virus sống, mRNA bị phân hủy nhanh chóng, không xâm nhập vào nhân tế bào của người được tiêm chủng nên về mặt sinh học và lâm sàng, vaccine không có khả năng gây rủi ro cho người mẹ và trẻ đang bú sữa mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú nếu tiêm vaccine thì kháng thể có truyền qua sữa mẹ hay không?

Phụ nữ đang cho con bú được Bộ Y tế khuyến khích nên tiêm vaccine Covid 19 càng sớm càng tốt. Các chuyên gia y tế cho biết, tất cả các loại vaccine phòng Covid 19 được cấp phép sử dụng hiện nay rất an toàn vì không chứa virus sống. Bên cạnh đó, kháng thể có trong sữa mẹ ngoài tác dụng cải thiện dinh dưỡng thì nó còn giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, khi vaccine được đưa vào cơ thể thì nó sẽ vào cấu trúc di truyền để tạo ra protein gai, từ protein gai tạo ra được kháng thể, lúv này kháng thể mới đi qua được sữa mẹ. Ngay cả protein cũng không chắc có thể truyền được qua đường sữa mẹ. Do đó, sau khi tiêm vaccine Covid 19, người mẹ không có vấn đề gì phải lo lắng và vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bình thường.

Kháng thể có trong sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và nâng cao sức đề kháng cho trẻKháng thể có trong sữa mẹ giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Những loại vaccine Covid 19 nào phụ nữ đang cho con bú tiêm được?

Vaccine là vũ khí quan trọng để chống lại đại dịch Covid-19. Hiện nay, 3 loại vắc xin phòng bệnh Covid 19 bao gồm: Vaccine AstraZeneca (Anh), vaccine Pfizer/BioNTech (Mỹ) và vaccine Moderna (Mỹ) có thể được sử dụng để tiêm cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần và phụ nữ cho con bú.

  • Vaccine AstraZeneca (Anh): Được sản xuất theo công nghệ véc tơ với phác đồ tiêm 2 mũi, cách nhau từ 1 đến 3 tháng.
  • Vaccine Moderna (Mỹ): Được phát triển theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền mRNA với phác đồ tiêm 2 mũi, cách nhau tối thiểu 4 tuần.
  • Vaccine Pfizer/BioNTech (Mỹ): Được phát triển theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền mRNA với phác đồ tiêm 2 mũi, cách nhau từ 21 đến 28 ngày.

Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ cho con bú nên tiêm vaccine Covid 19 ở đâu?

Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và phụ nữ đang cho con bú được Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm chủng vaccine Covid 19 ở các bệnh viện có khoa sản.

Trong trường hợp các cơ sở y tế như: Trung tâm y tế, bệnh viện không có khoa sản… , nhưng đảm bảo được đủ điều kiện, có thiết bị cấp cứu, nhân viên y tế có kỹ năng và được đào tạo bài bản, đặc biệt là khâu khám sàng lọc trước tiêm, bảo đảm chỉ định tiêm chủng chính xác…, thì phụ nữ đang mang thai và phụ nữ cho con bú vẫn có thể tiêm vaccine Covid 19 ở đây được.

Những phương án xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm cũng cần các đơn vị tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tiêm chủng vaccine Covid 19 ở các bệnh viện có khoa sảnPhụ nữ đang cho con bú nên tiêm chủng vaccine Covid 19 ở các bệnh viện có khoa sản

Phụ nữ đang cho con bú tiêm vaccine Covid 19 cần phải lưu ý những gì sau tiêm?

Trước khi tiêm vaccine Covid 19, phụ nữ đang cho con bú nên ăn uống hợp lý và khoa học, không được sử dụng chất kích thích, ngủ đủ giấc. Đồng thời, cần hợp tác khai báo y tế, tuân thủ 5K, thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân như tiền sử dị ứng, các bệnh cấp tính, mạn tính đang mắc và các thuốc mà bản thân đang sử dụng.

Sau khi tiêm vaccine, đối với tất cả với các loại vaccine Covid 19 thì người được tiêm cần được theo dõi các phản ứng sau tiêm tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để xem xét có xuất hiện các biến chứng sau tiêm như phản ứng phản vệ hay không.

Trong trường hợp đã về nhà, người được tiêm chủng trong khoảng thời gian từ 7 đến 28 ngày cần tự theo dõi tình trạng sức khỏe để có thể xử lý kịp thời cũng như liên hệ với bác sĩ nếu bản thân xuất hiện những dấu hiệu bất thường như nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều…

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bà mẹ đang cho con bú giải đáp được những thắc mắc cũng như băn khoăn về vấn đề tiêm vaccine Covid 19. Nhóm phụ nữ đang mang thai, cho con bú sẽ có cơ hội được khám sàng lọc kỹ lưỡng, thận trọng trước khi tiêm vaccine Covid 19, điều này giúp bảo vệ thai phụ và thai nhi trước nguy cơ tấn công của dịch bệnh Covid 19 đồng thời ngăn chặn nguy cơ rủi ro, biến chứng nghiêm trọng.

Thuý Nguyễn 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo