Những điều cần biết về lupus ban đỏ hệ thống bệnh học
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý thuộc hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng của căn bệnh này sẽ gây cho người bệnh không ít phiền toái, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về bệnh lupus ban đỏ hệ thống bệnh học.
Lupus ban đỏ hệ thống bệnh học là gì?
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống hay gọi tắt là lupus, đây là một bệnh của hệ thống miễn dịch. Thông thường, hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong bệnh lupus ban đỏ, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Hoạt động bất thường này của hệ thống miễn dịch gây nên những tổn thương mô, trở thành bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Cho đến ngày nay, vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh. Chỉ biết một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số gen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Những người sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn.
- Tác động từ môi trường sống: Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, cũng như sử dụng các loại thuốc làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời như: Kháng sinh sulfisoxazole, trimethoprim sulfamethoxazole và minocycline cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh lupus.
- Tiếp xúc với bụi silica thường xuyên cũng sẽ khiến tăng nguy cơ gây nên bệnh.
- Hormone trong cơ thể thay đổi: Sự thay đổi của nồng độ hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân chính góp phần xuất hiện của bệnh lupus. Điều này có thể giải thích vì sao phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới, đặc biệt trong và sau thời kỳ mang thai.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Khi mắc phải bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân thường không có các triệu chứng rõ rệt, biểu hiện bệnh cũng rất mơ hồ. Nhất là ở giai đoạn đầu khởi phát, khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh phải kể đến như:
- Sốt dai dẳng kéo dài, cơ thể trở nên mệt mỏi, gầy sút.
- Triệu chứng về xương khớp: Viêm, đau biến dạng khớp, hoại tử xương.
- Triệu chứng về da, niêm mạc: Ban đỏ dạng cánh bướm trên mặt hay dạng đĩa ở các vùng da khác. Miệng loét, niêm mạc mũi, viêm mao mạch dưới da, rụng tóc.
- Người bệnh thiếu máu kéo dài, chảy máu dưới da, lách to, hạch to.
- Ảnh hưởng đến thần kinh gây động kinh hay rối loạn tâm thần.
- Hệ tuần hoàn, hô hấp: Tràn dịch màng phổi, viêm phổi kẽ, viêm nội mạc, màng tim, viêm cơ tim, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.
- Gan, thận: Chức năng gan thận bị rối loạn, gây nên chứng cổ trướng.
- Mắt: Tắc tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm võng mạc.
Phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có:
- Tuổi tác.
- Loại thuốc hiện đang sử dụng.
- Sức khỏe tổng thể.
- Lịch sử về y tế.
- Vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Do bệnh lupus có thể thay đổi theo thời gian và không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được. Chính vì thế, phần quan trọng của việc điều trị và chăm sóc là cần đến chuyên khoa thăm khám và kiểm tra định kỳ.
Những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ có thể không cần đến điều trị, những bệnh nhân có mức độ bệnh nghiêm trọng hơn cần phải được điều trị tích cực. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị lupus ban đỏ bao gồm:
- Benlysta (belimumab).
- Cytoxan (Cyclophosphamide).
- CellCept (mycophenolate mofetil).
- Steroid.
- Plaquenil.
- Rheumatrex.
- Rituxan (rituximab).
- Imuran (Azathioprine).
Cách cải thiện chất lượng cuộc sống khi mắc phải bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có cách điều trị bệnh lupus ban đỏ một cách triệt để, chủ yếu điều trị theo triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân, bao gồm:
- Tập thể dục: Một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương cũng như có thể tác động tích cực đến tâm trạng của người bệnh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Xen kẽ với thời gian hoạt động là thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân bằng.
- Tránh uống rượu, bia: Rượu, bia có thể tương tác với thuốc gây ra các vấn đề về đường ruột và dạ dày.
- Không hút thuốc: Thuốc lá có thể làm giảm lưu thông và làm nặng thêm các triệu chứng ở người mắc bệnh lupus ban đỏ. Đồng thời khói thuốc lá cũng tác động tiêu cực đến phổi, tim và dạ dày.
- Bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời: Giới hạn thời gian tiếp xúc với ánh nắng, đội mũ, đeo kính râm và chống nắng khi ra ngoài.
- Nhận biết về tình hình bệnh của bản thân: Ghi lại các triệu chứng bệnh một cách cụ thể và chính xác, nhằm trao đổi với bác sĩ khi đến thăm khám định kỳ.
Trên đây là các thông tin cơ bản về lupus ban đỏ hệ thống bệnh học, hy vọng sẽ mang đến nhiều hữu ích với bạn đọc. Lupus ban đỏ hệ thống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để kiểm soát tốt triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Tuyệt đối không nên chủ quan bởi bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Kim Tuyền
Nguồn tham khảo: Tổng hợp