Những điều cần biết về cườm nước bẩm sinh
Cườm nước bẩm sinh là một trong những nguyên nhân gây mù lòa trên thế giới. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh cườm mắt bẩm sinh, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Hà An nhé!
Cườm nước bẩm sinh là gì?
Cườm nước bẩm sinh là hình thái Glocom thường gặp phải nhất trong nhóm các bệnh Glocom ở trẻ em. Cườm nước bẩm sinh có thể nguyên phát (do những bất thường từ cấu trúc của góc tiền phòng) hoặc có thể thứ phát (kèm theo những bất thường ở những phần khác của mắt). Việc kịp thời phát hiện cũng như sớm điều trị bệnh Glocom bẩm sinh sẽ ngăn ngừa dẫn đến mù lòa.
Bệnh cườm nước bẩm sinh phần lớn được phát hiện rất muộn sau khi sinh, tỉ lệ cao hơn ở con trai là 65% so với con gái 35%. Bệnh thường ở hai mắt với mức độ khác nhau. Triệu chứng thường gặp phải nhất là: Chảy nước mắt, sợ ánh sáng và co quắp mi.
Bệnh lý cườm nước bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Cườm nước bẩm sinh ở trẻ nhỏ rất khác so với glocom ở người lớn về sinh bệnh học, chẩn đoán cũng như cách điều trị và tiên lượng. Ở người lớn khi xuất hiện áp lực nội nhãn tăng nhãn cầu sẽ không làm thay đổi về thể tích mà chỉ gây tổn hại đến thị thần kinh, làm ảnh hưởng đến chức năng về thị giác.
Ngược lại, ở trẻ nhỏ các tổ chức nội nhãn giàu chất cơ bản, các sợi tạo keo thường mảnh hơn, đồng thời sức chịu đựng kém hơn ở người lớn. Chính vì vậy, khi áp lực nội nhãn tăng sẽ dễ làm cho vỏ nhãn cầu bị giãn lồi, gây ra tăng thể tích nhãn cầu đồng thời sinh ra bệnh cảnh lâm sàng đặc biệt là tình trạng lồi mắt trâu.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh cườm nước bẩm sinh
Cườm nước bẩm sinh ở trẻ nhỏ sẽ có dấu hiệu như giác mạc thường to, tức là đường kính giác mạc lớn hơn 1mm so với bình thường và đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh.
Phù giác mạc: Tình trạng phù giác mạc có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, giác mạc trở nên mờ đục dần. Phù đầu chỉ có ở biểu mô và sau đó sẽ lan xuống cả nhu mô. Phù giác mạc có những vết rạn da, đấy là những đường theo đồng tâm và hướng ngang vùng rìa. Những vết rạn da có màng Descemet có thể để lại những vết sẹo giác mạc để phù nhu mô kéo dài.
Củng mạc mỏng: Cầu mắt sẽ giãn to khiến củng mạc mỏng dần đi, đồng thời để lộ màu xanh của hắc mạc bên dưới, nghĩa là hiện tượng lồi mắt trâu.
Chảy nước mắt: Do tắc lệ đạo bẩm sinh, làm tổn hại đến biểu mô giác mạc bẩm sinh.
Và những dấu hiệu khác của cườm mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ đó là tiền phòng mắt sâu hơn bình thường. Trẻ có khả năng sẽ loạn thị, cận thị và lệch thể thủy tinh do giãn củng mạc.
Nếu trẻ mắc phải bệnh Glocom bẩm sinh thì nguy cơ mù lòa là rất lớn, hoặc nếu có thể được chữa trị kịp thời thì bé cũng mắc rất nhiều các tật về mắt.
Phương pháp điều trị cườm nước bẩm sinh
Điều trị cườm nước góc mở nguyên phát
Bệnh cườm nước góc mở, phương pháp điều trị chúng ta có thể dùng thuốc, phẫu thuật Laser hay phẫu thuật thông thường
Sử dụng thuốc: Trong trường hợp điều trị thuốc, thường sẽ bắt đầu bằng các thuốc tra mắt thông thường và nếu không mang lại hiệu quả thì nên đổi sang thuốc khác dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật Laser: Nếu dùng thuốc không có hiệu quả như mong muốn thì phương pháp điều trị cườm nước bằng Laser sẽ được lựa chọn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ làm trì hoãn bằng cách dùng laser để tạo hình vùng bè, quá trình lành vết thương sẽ co kéo lớp sợi collagen vùng bè làm tăng thoát lưu thủy dịch, giúp hạ nhãn áp.
Phẫu thuật thông thường: Phương pháp phẫu thuật thông thường mang lại hiệu quả tố ưu và cao nhất cho bệnh cườm mắt bẩm sinh. Khi việc sử dụng thuốc điều trị hay phẫu thuật laser thất bại, chỉ định phẫu thuật là cần thiết để can thiệp làm giảm tổn thương gây ra bởi bệnh cườm nước và phục hồi lại thị lực. Bác sĩ sử dụng công cụ phẫu thuật để tạo ra một lỗ nhỏ dưới kết mạc (lớp xung quanh mắt). Các chất lỏng tích tụ có thể chảy qua lỗ, và sau đó hấp thụ vào máu.
Điều trị cườm nước góc đóng nguyên phát
Trường hợp cườm nước góc đóng cấp tính: Nên điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc hay được bác sĩ chỉ định cắt bè hoặc phẫu thuật mở mống mắt và điều trị bằng thuốc để khắc phục hiệu quả những hiện tượng kèm theo của mắt. Đồng thời, kết hợp điều trị Laser để khắc phục một số hiện tượng trên.
Cườm nước góc đóng bán cấp: Tình trạng này sẽ làm giảm đi thị lực và sẽ nhìn thấy một quầng sáng khiến mắt bị đau nhức nhẹ do tăng nhãn áp. Với hiện trạng của bệnh này sẽ được chỉ định điều trị bằng Laser để mở mống mắt.
Cườm nước góc đóng mãn tính: Với trường hợp này cũng sẽ được điều trị laser cắt mống mắt.
Trong trường hợp trẻ em mắc phải hội chứng mống mắt phẳng thì có thể được điều trị bằng thuốc, bằng Laser hay phẫu thuật để có thể giúp thị giác của trẻ được phục hồi nhanh chóng và ít bị kích thích hơn.
Chính vì vậy, để hạn chế những biến chứng xấu nhất cũng như hậu quả của bệnh lý cườm nước bẩm sinh hay Glocom, thì bạn nên thường xuyên theo dõi và đưa trẻ đến chuyên khoa thăm khám để được điều trị kịp thời.
Kim Tuyền
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp