Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?

Răng khôn khi mọc thường gây nhiều phiền toái cho chúng ta. Ngoài những cơn đau khó chịu răng khôn còn là nguy cơ gây ra một số bệnh răng miệng nguy hiểm. Vậy nếu nhổ răng khôn bao lâu thì lành, bạn hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Để biết được nhổ răng khôn bao lâu thì lành trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem răng khôn là gì mà lại phải nhổ bỏ nhé. Khuôn hàm của chúng ta có 32 chiếc răng, nhưng thực tế chỉ có 28 răng và khi răng khôn mọc hoàn chỉnh mới có đủ 32 chiếc. 

Răng khôn chính là chiếc răng mọc cuối cùng của hàm răng và thường mọc trong khoảng 17 đến 25 tuổi. Răng khôn còn được gọi là răng số 8 và có kích thước lớn thứ 3 trong các răng hàm. 

Mỗi người có 4 răng khôn, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới. Khác với những chiếc răng vĩnh viễn khác, răng khôn mọc khi hàm răng đã mọc kín nên thường có tình trạng răng khôn mọc lệch gây sưng, viêm lợi. Cho nên lúc này phương án an toàn nhất là nhổ bỏ. 

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? 1 Khi nào nên nhổ răng khôn cho phù hợp?

Nguyên nhân răng khôn mọc gây đau

Cơn đau khi mọc răng khôn với mỗi người lại khác nhau, khi răng khôn mọc nên sẽ phải đâm xuyên qua nướu gây đau. Đây là điều cần thiết để răng có thể trồi lên bề mặt của hàm. Nguyên nhân thứ 2 khiến ta có cảm giác đau là do lúc này xương hàm đã không còn chỗ cho chiếc răng mọc muộn này nên dẫn đến tình trạng mọc lệch. 

Răng khôn có thể mọc lệch qua trái, phải hay chèn ép vào các răng bên cạnh. Một số trường hợp răng không thể mọc được mà kẹt lại trong nướu gây sưng, đau nhức ở nướu và xương hàm. 

Cuối cùng do răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong khoang miệng nên rất khó để vệ sinh dẫn đến sâu răng, nhiễm trùng, áp xe… Nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ khiến ổ viêm, ổ sâu răng lan rộng sang các răng bên cạnh cũng như viêm tủy, chân răng.

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? 2 Răng khôn mọc lại gây đau ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc

Thông thường chúng ta ít khi chú ý đến răng khôn do anh bạn này thường khá yên lặng cho đến khi chúng quyết định cần được mọc như những chiếc răng khác. Lúc này sẽ có những dấu hiệu sau:

Có cảm giác đau nhức ở hàm răng

Răng khôn khi mọc cũng đâm vào nướu gây đau nhức, và có thể xuất hiện khoảng 2 đến 3 tháng một lần. Có những người răng khôn chỉ gây đau nhức mà không mọc lên. Nó bị mắc kẹt lại trong hàm và gây sưng. Trường hợp này có thể cân nhắc thủ thuật để lấy răng ra tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Hàm đau cứng

Răng khôn khi mọc sẽ chèn ép lên răng số 7 nên khiến bạn khó mở miệng. Nếu càng cố cảm giác đau sẽ càng tăng lên. Cơn đau khiến bạn khó khăn trong việc ăn uống thậm chí nói cũng đau. 

Sốt 

Răng khôn khi mọc thường đi kém với cơn sốt do lúc này lợi đang bị viêm cộng thêm sự tấn công của vi khuẩn. Không chỉ sốt người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi và ăn uống kém ngon miệng. 

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? 3 Sốt là một trong những dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc

Những câu hỏi thường gặp về nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

So với nhổ răng sữa hay các răng vĩnh viễn khác thì nhổ răng khôn có phần phức tạp hơn. Lý do là xung quanh răng khôn có nhiều dây thần kinh cộng thêm kích thước của răng khôn cũng khá lớn. Tuy nhiên đây cũng chỉ là thủ thuật nhổ răng nên chỉ cần bạn đến nhổ răng ở phòng khám uy hay bệnh viện là bảo đảm được yếu tố an toàn. 

Trường hợp người bệnh có bệnh lý huyết áp, tiểu đường, máu khó đông sẽ được tư vấn xem có thực sự cần thiết nhổ răng không. 

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?

Nhổ răng khôn có đau không, khi nào lành là điều nhiều người quan tâm trước khi được điều trị nha khoa. Khi thực hiện thủ thuật nhổ răng bạn sẽ được tiêm thuốc tê ở khu vực cần nhổ răng. Thế nên trong quá trình nhổ bạn sẽ không cảm nhận được cơn đau. Sau khi nhổ bạn cũng sẽ chỉ thấy có hiện tượng sưng đỏ. 

Thường cơn đau sẽ xuất hiện sau khi nhổ răng xong chừng 3 đến 4 tiếng và giảm dần sau 2 đến 3 ngày. Tình trạng đau nhức sẽ biến mất hoàn toàn sau 1 tuần hoặc hơn tùy thể trạng mỗi người. Nếu cơn đau quá khó chịu bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ. Sau khoảng 2 tuần, vết thương sẽ dần lành lại và cần 4 – 6 tháng để tái tạo cấu trúc xương, lấp đầy phần xương ổ răng.

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? 4 Nhổ răng khôn bao lâu thì lành là câu hỏi thường gặp

Nhổ răng khôn nên kiêng gì?

Sau nhổ răng khôn kiêng gì để nhanh hồi phục và tránh nhiễm trùng? Quá trình hồi phục của cơ thể phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Do đó, sau khi thực hiện thủ thuật nhổ bỏ răng khôn bạn cần chú ý:

Tránh đồ ăn quá dai và cứng

Bạn nên tránh ăn những đồ ăn quá dai và cứng vì sẽ khiến cơ hàm của bạn phải hoạt động mạnh, tạo áp lực khiến vết nhổ răng đau và lâu lành hơn. Các đồ ăn chiên rán cũng không nên ăn khi mới nhổ răng do các vụ thức ăn dễ dàng kẹt lại chỗ tại vết nhổ răng gây viêm. 

Tránh đồ ăn cay và nóng

Sau khi nhổ răng, tránh ăn các thực phẩm cay nóng sẽ gây sự kích thích tại vị trí răng tổn thương. Thực phẩm cây nóng làm giãn nở các mạch máu, có thể làm các cục máu đông tan ra gây chảy máu tại chỗ nhổ răng. Ngoài ra, cũng sẽ khiến bạn có đau đớn, khó chịu hay nóng ran, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Tránh ăn thực phẩm chua, ngọt

Tránh ăn những món ăn chua ngọt đến khi vết thương phục hồi hoàn toàn. Bởi trong bánh kẹo có chứa nhiều đường có thể gây viêm và sưng tấy vết thương. Các thực phẩm chua có chứa tính acid cũng khiến cho quá trình hồi phục chậm hơn. 

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? 5 Tránh ăn thực phẩm chua ngọt sau khi nhổ răng

Không uống bia, rượu

Bia rượu cũng là thứ bạn nên tránh uống sau khi nhổ răng. Bởi vì những những chất kích thích sẽ làm chậm quá trình lành vết nhổ răng. Đồng thời uống quá nhiều bia rượu cũng khiến nguy cơ nhiễm trùng gia tăng. 

Những món nên ăn sau khi nhổ răng?

Nhổ răng xong nên ăn gì? Sau khi nhổ răng nên ăn những món ăn lỏng mềm như súp cháo. Có một mẹo nhỏ là sau khi nhổ răng có thể nhâm nhi chút kem để giảm sưng tấy. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều do kem chứa khá nhiều đường. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh câu hỏi “nhổ răng khôn bao lâu thì lành” mà Hà An Pharmacy gửi đến các bạn. Hy vọng bạn sẽ có được cho mình những kiến thức hữu ích để không quá lo lắng với vấn đề này.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo