Ăn mít có tốt không? Cách ăn mít tốt nhất cho sức khỏe

Mít là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Việt Nam của chúng ta cũng là đất nước trồng và xuất khẩu nhiều mít. Vì có thể mua dễ, giá rẻ, vị ngọt ngon nên nhiều người thích ăn mít. Có những người thích loại trái cây này chỉ vì hương vị thơm ngon của nó. Vậy ăn mít có tốt không?

Ăn mít có tốt không?

Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn nói mít là trái cây không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Thành phần dinh dưỡng trong mít chín vô cùng phong phú với các loại vitamin A, vitamin C, đồng, mangan, kali, chất đạm... Không chỉ cung cấp năng lượng, mít còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: 

Cải thiện miễn dịch tự nhiên

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mít là loại trái cây có hàm lượng vitamin C khá dồi dào bởi ăn mít bạn không hề cảm thấy chua. Nhưng thực tế, chỉ cần ăn khoảng 165g mít chín là bạn đã có thể đáp ứng 18% nhu cầu vitamin C của cơ thể theo khuyến nghị. Đây là thành phần có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao miễn dịch, cải thiện khả năng đề kháng của cơ thể. 

ăn mít có tốt không 1
Thành phần dinh dưỡng có trong mít

Chống lão hóa và ngừa ung thư

Ăn mít có tốt không? Câu trả lời là cực tốt bạn nhé! Trong mít chín có chứa nhiều hợp chất thực vật như lignans, isoflavones và saponins. Tác dụng lớn nhất của chúng là làm chậm quá trình lão hóa tế bào, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh ung thư cũng như các bệnh về thoái hóa. 

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Một trong số những thành phần của mít là chất xơ. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón. Cũng chính chất xơ này có thể “quét” sạch đường ruột, giúp phòng ngừa ung thư đại tràng. Một điều ít ai biết là mít có khả năng chống loét dạ dày và phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa.

Tốt cho thị lực

Vitamin A cũng là thành phần quan trọng trong mít. Ăn 165g mít có thể đáp ứng 10% nhu cầu vitamin A của cơ thể theo khuyến nghị. Loại vitamin này có tác dụng cải thiện và nâng cao thị lực, phòng ngừa nhiều bệnh về thị lực như bệnh quáng gà và thoái hóa điểm vàng. 

ăn mít có tốt không 2
Ăn mít có tốt không? Ăn mít đúng cách mang đến nhiều lợi ích 

Nguồn bổ sung năng lượng lành mạnh

Khi cần bổ sung năng lượng tức thì, nhiều người thường nghĩ đến các loại bánh kẹo, đồ uống ngọt hay thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên những loại đồ ăn này chứa nhiều calo nhưng lại ít dinh dưỡng, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Ngược lại, mít là nguồn bổ sung năng lượng lành mạnh khi cung cấp protein, đường fructose và sucrose nhưng lại rất ít chất béo và không chứa cholesterol. Với nguồn bổ sung năng lượng này, ăn đủ lượng và đúng cách bạn không lo bị tăng cân. Nhiều gymer thắc mắc tập gym ăn mít được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể nhé!

Tác dụng hạ huyết áp với bệnh nhân cao huyết áp

Những người cao huyết áp ăn mít có tốt không? Trong mít có chứa nhiều kali - đây là thành phần có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Người bị bệnh cao huyết áp nếu ăn mít thường xuyên và đúng cách còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. 

Ăn mít tốt cho xương khớp

Magie trong mít có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi. Ăn mít cũng là một cách giúp xương chắc khỏe hơn và ngăn ngừa loãng xương do giảm mật độ xương. 

ăn mít có tốt không 3
Mít là loại trái cây được mọi lứa tuổi yêu thích

Ăn mít có tăng cân không?

Tuy ăn mít mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đây lại là loại trái cây càng ăn nhiều càng khó giảm cân. Với câu hỏi ăn mít có tăng cân không, câu trả lời phụ thuộc hoàn toàn vào cách ăn của bạn. Mít có vị ngọt nhưng không gây tăng cân nếu bạn ăn với lượng vừa đủ vì: 

  • Mít dồi dào chất xơ. Chất xơ cần nhiều thời gian tiêu hóa hơn nên sau khi ăn bạn sẽ có cảm giác no kéo dài nên hạn chế được ăn vặt và ăn nhiều thực phẩm khác. Vì thế, ăn mít kết hợp với điều chỉnh lượng calo nạp vào cơ thể từ những thực phẩm khác sẽ không khiến bạn bị tăng cân. 
  • Trong mít có nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, nâng cao hiệu quả chuyển hóa các chất thành năng lượng, hạn chế tích lũy mỡ thừa. 

Ăn nhiều mít hoàn toàn có thể gây tăng cân vì: Mít là loại trái cây nhiều đường, nhiều calo. 100g mít tươi đã cung cấp 95 calo (nhiều hơn các loại trái cây khác), 100g mít sấy có thể cung cấp đến 275 calo. Vì vậy, nhất định bạn nên kiểm soát liều lượng phù hợp. Với mít sấy, bạn chỉ nên ăn tối đa 50g/ngày mà thôi, mít tươi bạn có thể ăn 200g mỗi ngày. 

ăn mít có tốt không 4
Ăn mít không kiểm soát dễ bị tăng cân

Ăn mít có nóng không?

Ăn mít có tốt không? Câu trả lời là có. Nhưng nhiều người còn băn khoăn không dám ăn vì “lời đồn” ăn mít gây nóng trong người, mụn nhọt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại trái cây này hoàn toàn không phải thủ phạm của tình trạng nóng trong như nhiều người vẫn nghĩ. 

Tuy nhiên, những người hay bị rôm sảy, mụn nhọt cũng không nên ăn quá nhiều. Trong mít chín có hàm lượng đường khá cao. Mà đường là “thức ăn” lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vì vậy, người đang bị mụn nhọt, chốc lở nếu ăn nhiều mít sẽ càng khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Cách ăn mít tốt nhất cho sức khỏe

Để phát huy tối đa lợi ích của việc ăn mít, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Những người muốn giảm cân có thể ăn mít trước bữa chính khoảng 30 phút để có thể cắt giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa chính. Nếu không muốn giảm cân bạn có thể ăn sau bữa chính 1 - 2 tiếng.
  • Ăn mít nhiều có tốt không? Câu trả lời là không. Những người bị mắc bệnh mãn tính vẫn có thể ăn mít nhưng chỉ nên ăn tối đa khoảng 4 múi/ngày. 
  • Ăn mít tươi luôn là lựa chọn tốt hơn mít sấy khi ít nguy cơ gây tăng cân, đầy bụng hơn mít sấy. 
ăn mít có tốt không 5
Mít tươi tốt hơn mít sấy
  • Một số người nên kiêng mít như bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ, người suy thận.
  • Những người hay bị nóng, khi ăn mít nên uống đủ 2,5 lít nước/ngày và ăn nhiều rau xanh.
  • “Bổ mít ăn trưa” là một kinh nghiệm được truyền khẩu trong dân gian từ xa xưa. Tốt nhất bạn không nên ăn mít sau buổi chiều để cơ thể kịp chuyển hóa hết lượng đường trong mít.

Ăn mít có tốt không? Đọc đến đây bạn đã có câu trả lời chính xác cho riêng mình rồi chứ? Dù mít có “đưa miệng” đến đâu, nhiều lợi ích đến thế nào, bạn cũng không nên ăn quá nhiều nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo