Nguy cơ đối với bệnh nhân đã cao huyết áp còn mắc COVID-19
Bác sĩ Du Bin cho biết, trong những bệnh nhân có tiền sử bệnh nền thì yếu tố huyết áp cao rất quan trọng. Ông tin đây cũng chính là kẽ hở quan trọng mà chúng ta thường bỏ qua, làm sức khỏe bệnh nhân suy giảm và dẫn đến tiên lượng xấu không mong muốn.
Nguy cơ đối với những bệnh nhân cao huyết áp
Bác sĩ Du Bin nhấn mạnh rằng mình vô cùng quan tâm đến nhóm người già, người bị huyết áp cao. Đây là những đối tượng cần lưu tâm. Khi dịch COVID-19 lan nhanh và mạnh khắp mọi châu lục, lúc này điều quan trọng nhất chính là phải hiểu được quá trình gây ảnh hưởng của virus corona chủng mới. Bên cạnh xác định những nhóm bệnh nhân mang trong mình nguy cơ cao. Thông qua đó mà các y bác sĩ mới có thể tối ưu hóa chăm sóc cũng như điều trị bệnh hiệu quả.
GS.TS Đỗ Duy Cường của Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời cũng là Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thông tin đến mọi người rằng khi đã nhiễm phải virus gây bệnh chúng ta sẽ có những triệu chứng COVID-19 điển hình. Đặc biệt cần lưu ý đến biểu hiện nguy hiểm như khó thở, suy hô hấp hay những ca nặng hơn sẽ bị tổn thương phổi. Bên cạnh đó, nếu chẳng may bạn còn mắc các bệnh mạn tính như thận, tiểu đường... thì nguy cơ tử vong cũng cao hơn.
Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: Yếu tố tăng huyết áp cáo cũng được ngành y thế giới và Việt Nam khuyến cáo ngay từ đầu, là sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh COVID-19. Nếu chẳng may mắc phải dịch mà còn kèm theo bệnh lý cao huyết áp, thì rất có nguy cơ bệnh diễn biến xấu và tử vong. Đây cũng là một bệnh lý nền nguy hiểm mà những ai mắc phải cần lưu ý hơn trong mùa dịch.
![Nguy cơ đối với bệnh nhân đã cao huyết áp còn mắc COVID-19 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguy_co_doi_voi_benh_nhan_da_cao_huyet_ap_con_mac_covid_19_1_54e2f4246e.jpg)
Tăng cơ hội sống nhờ biện pháp can thiệp sớm
Bên cạnh phán đoán về yếu tố tăng nguy cơ tử vong, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Liên minh Peking còn nhấn mạnh các bác sĩ không nên quá lo ngại khi bệnh nhân COVID-19 bị suy hô hấp. Trường hợp nồng độ oxy trong máu thấp, chúng ta nên thực hiện các biện pháp thông khí xâm lấn (đưa ống thở vào cổ họng hoặc tạo đường thở từ cổ họng) để can thiệp mạnh. Khi mà lúc này những biện pháp ít xâm lấn khác cũng không thể khắc phục được.
Thống kê của ông cho thấy có khoảng gần 50% bệnh nhân sức khỏe yếu, phải thở máy oxy đều qua đời. Tuy nhiên hầu hết họ có thể phục hồi là nhờ vào việc được sử dụng máy thở sớm. Bác sĩ cũng nhấn mạnh đến việc nên cho người bệnh dùng thông khí xâm lấn càng sớm càng tốt.
![Nguy cơ đối với bệnh nhân đã cao huyết áp còn mắc COVID-19 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguy_co_doi_voi_benh_nhan_da_cao_huyet_ap_con_mac_covid_19_2_ef42fc7563.jpg)
Đừng quá trông đợi thuốc điều trị
Sự ra đời của những loại thuốc điều trị COVID-19 là chủ đề nóng được nhiều người liên tục dự đoán và bàn tán. Tuy nhiên bác sĩ cho rằng chúng ta không thể chữa khỏi bệnh chỉ bằng thuốc, nhất là với những ca bệnh nặng, nguy kịch. Đây là kinh nghiệm được bác sĩ Du Bin đúc kết từ đợt dịch SARS ngày xưa, ông đã chứng kiến hầu hết bệnh nhân chẳng cần nhờ loại thuốc chống virus cụ thể nào cũng đều có thể chữa khỏi bệnh.
Thế nên thay vì tin vào loại thuốc sẽ xuất hiện trong “tương lai” nào đó xa xôi, bác sĩ Du Bin lại chú trọng đến vai trò “nhạc trưởng” của các bác sĩ ở phòng ICU hơn. Ông nhấn mạnh họ cần phối hợp các biện pháp nhịp nhàng với nhau để duy trì sự sống cho các bệnh nhân.
Sao lại có những ca dương tính xuất hiện trở lại?
Hiện nay có một số lo ngại về vấn đề bệnh nhân phục hồi và xuất viện, nhưng sau đó kết quả xét nghiệm lại dương tính trở lại. Hay thậm chí có người tử vong sau khi lành bệnh. Với thông tin làm nhiều người hoang mang kể trên, bác sĩ cũng khẳng định trên bình diện lý thuyết không có khả năng tái nhiễm COVID-19 sau vài ngày xuất viện. Trong khoảng thời gian ngắn như thế, các chất chống virus trong máu người bệnh chẳng thể nào bị tiêu diệt được.
![Nguy cơ đối với bệnh nhân đã cao huyết áp còn mắc COVID-19 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguy_co_doi_voi_benh_nhan_da_cao_huyet_ap_con_mac_covid_19_3_79653f078c.jpeg)
Có lẽ điều mọi người cần xem lại chính là độ xác thực của kết quả xét nghiệm. Cụ thể là quá trình lấy mẫu cùng một bệnh nhân mà tại thời điểm khác nhau cũng có thể đem đến những kết quả sai biệt, nó phụ thuộc vào nồng độ cư trú của virus. Ngoài ra bộ dụng cụ xét nghiệm không cùng địa điểm sản xuất nên không nhất quán và có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Thụy Anh