Người bị huyết áp cao có nên ăn gạo lứt hay không?
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt gồm: Tinh bột, chất xơ, chất đạm, các nguyên tố vi lượng (Magie, sắt, canxi, selen…) và rất giàu vitamin B1, B2, B3, B6… Do đó thực phẩm này được khuyến khích dùng 2 - 3 lần mỗi tuần, đặc biệt với người muốn ăn kiêng, tăng cường chất xơ và giảm đường.
Tác dụng của gạo lứt với người bệnh huyết áp cao
Bạn đã biết huyết áp cao có nên ăn gạo lứt hay không rồi vậy những tác dụng cụ thể mà thực phẩm mang lại cho người bệnh cao huyết áp là gì? Dưới đây là các thông tin chi tiết:
- Ngăn ngừa huyết áp cao: Hợp chất lignan trong gạo lứt có khả năng làm giãn mạch máu và giảm áp lực trên thành động mạch, từ đó giảm huyết áp. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao mà còn giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Hạn chế một số yếu tố gây huyết áp cao: So với gạo trắng, gạo lứt chứa ít muối hơn và việc giảm tiêu thụ muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, sử dụng gạo lứt đúng cách có thể giúp giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Polyphenol và vitamin E trong gạo lứt có tác dụng hạn chế sự hình thành của các gốc tự do gây tổn hại cho mạch máu và tim. Loại gạo này cũng có chứa nhiều magie cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý như: Đau thắt ngực, suy tim dẫn đến tử vong.
- Giảm tác động của mỡ và cholesterol: Nhờ khả năng hấp thụ mỡ và cholesterol, sử dụng gạo lứt giúp ngăn chặn sự hấp thụ các chất này vào cơ thể. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp vì mỡ và cholesterol cao thường đi kèm với tình trạng huyết áp cao.
- Cung cấp chất xơ: Nhờ có hàm lượng chất xơ cao hơn gạo trắng ăn gạo lứt cũng giúp người huyết áp cao cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ trao đổi chất.
- Cung cấp dinh dưỡng và cân bằng cơ thể: Gạo lứt chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong cân bằng cơ thể. Đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp ở người cao huyết áp.
![Người bị huyết áp cao có nên ăn gạo lứt hay không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_huyet_ap_cao_co_nen_an_gao_lut_hay_khong_1_9f36e300e4.jpg)
Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt không?
Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt? Là một loại gạo chưa được giã, xay hoặc tinh chế quá kỹ nên gạo lứt giữ được phần cám và thành phần cơ bản của hạt gạo. Do đó, chúng chứa nhiều chất xơ hơn so với gạo trắng thông thường. Chất xơ hòa tan trong gạo lứt giúp làm giảm hấp thụ cholesterol, cải thiện sự cân bằng lipid trong máu và hỗ trợ giảm huyết áp.
Năm 2017, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Hypertension đã chứng minh rằng: Ăn 100g gạo lứt mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp và cholesterol huyết thanh ở người mắc cao huyết áp. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa lignans và flavonoid trong gạo lứt cũng có khả năng phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch gồm cả huyết áp cao.
![Người bị huyết áp cao có nên ăn gạo lứt hay không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/nguoi_bi_huyet_ap_cao_co_nen_an_gao_lut_hay_khong_ec773d9553.jpg)
Chính vì vậy đáp án cho câu hỏi “Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt?” là có. Người bệnh huyết áp cao hoàn toàn có thể sử dụng gạo lứt thay thế gạo trắng trong chế độ ăn hàng ngày. Việc dùng gạo lứt nấu cơm, nấu cháo hoặc uống nước gạo lứt rang có tác dụng tích cực giúp bệnh nhân huyết áp cao kiểm soát huyết áp và giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch.
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt cho người huyết áp cao
Sau khi biết huyết áp cao có nên ăn gạo lứt không, bạn cũng lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng gạo lứt hiệu quả, an toàn cho người bệnh cao huyết áp:
- Kết hợp gạo lứt với chế độ ăn kiêng lành mạnh: Lưu ý gạo lứt chỉ là một phần trong chế độ ăn lành mạnh nhằm ổn định huyết áp. Vì vậy, bạn nên kết hợp chúng với nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ và ít natri như: Rau củ, hoa quả, các loại hạt, đậu… để vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.
- Kiểm soát lượng gạo lứt: Tuy gạo lứt có nhiều lợi ích cho huyết áp và sức khỏe nhưng bạn vẫn nên kiểm soát lượng gạo lứt được tiêu thụ. Nguyên nhân là vì gạo lứt chứa lượng lớn carbohydrate và calo nên có thể gây tăng cân hoặc các vấn đề khác khi bạn ăn quá nhiều.
- Tư vấn với bác sĩ: Nếu đang gặp vấn đề về huyết áp cao, bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ về việc chế độ dinh dưỡng bao gồm cả việc ăn gạo lứt. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng gạo lứt phù hợp và tốt nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
![Người bị huyết áp cao có nên ăn gạo lứt hay không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_huyet_ap_cao_co_nen_an_gao_lut_hay_khong_3_6b45fa63db.jpg)
Một số thực phẩm khác tốt cho người bệnh huyết áp cao
Ngoài gạo lứt, bạn còn có thể tham khảo sử dụng các thực phẩm tốt cho người cao huyết áp khác như:
- Các loại trái cây có múi như: Cam, chanh, bưởi…
- Các loại cá béo;
- Các loại quả mọng như: Dâu tây, việt quất, quả mâm xôi, anh đào đen…
- Socola đen;
- Các loại rau củ như: Củ dền, cà rốt, cà chua, cần tây, bông cải xanh…
- Các loại đậu như: Đậu gà, đậu lăng, đậu Hà Lan…
- Các loại hạt như: Hạt chia, hạt lanh, hạt bí ngô, hạt dẻ cười…
- Sữa chua ít béo.
Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "huyết áp cao có nên ăn gạo lứt hay không?". Để đạt lợi ích tối đa và duy trì sức khỏe tim mạch, người bị huyết áp cao nên thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, nhằm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết người bị cao huyết áp nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn, định kỳ kiểm tra và tuân thủ chỉ định điều trị huyết áp.
Xem ngay: Bệnh huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm bạn cần biết