Ngứa kẽ ngón tay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trên bàn tay, kẽ ngón tay là vị trí dễ bị ẩm ướt nhất nên cũng dễ bị nấm, ngứa hay loét hơn các vị trí khác. Không ít người gặp tình trạng ngứa kẽ ngón tay thường xuyên. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao?

Ngứa kẽ ngón tay xuất phát từ nguyên nhân nào?

Theo các bác sĩ da liễu, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dãn đến tình trạng ngứa kẽ ngón tay. Có thể kể đến những nguyên nhân điển hình nhất như:

Nhiều người bị ngứa chân, ngứa tay, ngữa kẽ ngón chân và ngứa ngón tay vào những ngày khô hanh hay khi trời lạnh. Thời tiết luôn là yếu tố rất dễ tác động đến làn da và dẫn đến nhiều vấn đề về da khác nhau. Ngứa ở kẽ ngón tay cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân thời tiết. Khi đó, ngoài ngứa kẽ, người bệnh còn có cảm giác rát, da tay nhạy cảm và nứt nẻ.

Ngoài thời tiết, môi trường cũng là một trong những "thủ phạm" khiến kẽ tay ngứa rát bất thường. Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm, tay phải ngâm nước nhiều, lớp màng bảo vệ tự nhiên ở ngoài cùng da sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn dễ tấn công và làm kẽ ngón tay bị ngứa bởi kẽ tay luôn là vị trí dễ bị đọng nước và ẩm ướt nhất.

Các loại hóa mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, phấn hoa, lông động vật, các dung dịch có tính acid đều chứa những thành phần kích ứng da ở mức độ khác nhau. Trên bàn tay, da ở vùng kẽ ngón tay mỏng nhất và nhạy cảm nhất nên cũng dễ bị kích ứng nhất. Tình trạng ngứa kẽ tay do hóa chất, hóa mỹ phẩm thường gặp hơn ở người có làn da mỏng và nhạy cảm. 

Trong thế giới tự nhiên luôn có nhiều loại côn trùng tồn tại quanh chúng ta. Chỉ xơ hở một chút là những loài như kiến, ong, bọ chét,… sẽ đốt và gây ngứa. Nếu chúng đốt ở kẽ ngón tay, chúng ta sẽ bị ngứa, sưng, đỏ hoặc rát ở vị trí kẽ ngón.

Một số người sau khi ăn hải sản, động vật có vỏ, ăn nhộng tằm, uống sữa bò,… bị dị ứng toàn thân. Các triệu chứng dị ứng có thể bắt đầu từ những vùng da mỏng như niêm mạc miệng, kẽ ngón tay,... Ngoài ngứa, người bị dị ứng có thể gặp triệu chứng mề đay, sưng đỏ, phù nề,...

Ngoài những nguyên nhân trên, ngứa kẽ còn là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da hoặc bệnh lý bên trong cơ thể.

ngua-ke-ngon-tay-1.jpg
Kẽ ngón tay bị ngứa gây cảm giác khó chịu

Ngứa kẽ ngón tay là triệu chứng của bệnh gì?

Kẽ ngón tay bị ngứa có thể do tác nhân gây kích ứng, do thời tiết hay côn trùng nhưng cũng có thể do các bệnh lý khác. Cụ thể là:

Bệnh ngoài da gây ngứa kẽ

Các bệnh lý về da liễu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các kẽ ngón tay bị ngứa. Có thể kể đến một số bệnh ngoài da gây ngứa kẽ thường gặp nhất như:

Bệnh ghẻ nước

Cảm giác ngứa sẽ tăng dần về đêm khi các con ghẻ hoạt động mạnh trong kẽ ngón. Ngoài cảm giác ngứa từ râm ran đến dữ dội, người bị ghẻ nước ở tay có thể quan sát thấy các mụn nước nhỏ mọc rải rác ở kẽ ngón tay. Các mụn này chứa dịch trong, có thể nhìn thấy rõ. Nếu để lâu, mụn ghẻ nước từ kẽ ngón tay có thể lan ra khắp ngón tay.

Bệnh tổ đỉa dưới da

Bệnh có thể gây ngứa trong cả lòng bàn tay và kẽ ngón tay. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus, nấm tấn công khi sức đề kháng của da bị suy yếu. Bệnh tổ đỉa sẽ xuất hiện cùng các triệu chứng như: Ngứa kẽ ngón tay, lòng bàn tay liên tục. Có các mụn nước li ti xuất hiện, mụn dễ vỡ khi người bệnh gãi mạnh. Khi mụn vỡ sẽ hình thành lớp sừng xù xì trên da tay.

Nấm kẽ

Nấm kẽ ngón tay cũng là bệnh ngoài da khá thường gặp. Bệnh thường xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc tay với đất cát, bụi bẩn, nước thải. Khi da bị nhiễm nấm, da sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng các chất trung gian gây ra cảm giác ngứa hoặc triệu chứng sưng phù.

ngua-ke-ngon-tay-2.jpg
Các bệnh lý ngoài da khiến kẽ ngón tay bị mụn ngứa

Các bệnh lý bên trong cơ thể

Nếu như bệnh ngoài da là những bệnh có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thì bệnh bên trong cơ thể lại rất khó nhận biết. Ngứa ở kẽ ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như:

  • Bệnh về gan, thận: Đôi bàn tay của chúng ta biết cách phản ánh một phần chức năng gan thận. Gan và thận đảm nhận chức năng lọc bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan và thận bị suy yếu, độc tố tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là tích tụ tại da gây ngứa. Người bị bệnh về gan thận có thể bị ngứa chân, ngứa tay, ngứa kẽ tay hoặc ngứa toàn thân.
  • Bệnh tiểu đường: Theo thống kê, có đến 3/10 bệnh nhân tiểu đường gặp tình trạng ngứa kẽ ngón tay. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc cơ thể thiếu hụt insulin khiến tăng bài tiết nước tiểu. Cơ thể mất nước khiến da khô nứt nẻ, dễ bị kích ứng và ngứa kẽ.

Cách trị ngứa kẽ ngón tay hiệu quả tại nhà

Ngứa kẽ ngón tay không phải tình trạng nguy hiểm nhưng có thể mang đến cảm giác bứt rứt, khó chịu. Ngứa kẽ ngón tay về đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh gãi nhiều khiến da bị trầy xước sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khác. Đặc biệt, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường về sức khỏe. Trước mắt, bạn có thể áp dụng một số cách trị ngứa kẽ tại nhà như:

Chữa ngứa kẽ ngón bằng kinh nghiệm dân gian

Dùng lá đu đủ chữa các bệnh ngoài da là cách được áp dụng tại nhiều quốc gia. Lá đu đủ có thành phần chính là papainchymopapain có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn, trung hòa độc tố của vi khuẩn, tiêu sưng. Bạn có thể giã nát nước đu đủ chắt lấy nước cốt để bôi lên các kẽ ngón tay. Cách này giúp giảm ngứa, tăng đề kháng da và giúp kẽ ngón tay nhanh phục hồi.

ngua-ke-ngon-tay-3.jpg
Nhiều nguyên liệu thiên nhiên giúp giảm ngứa ngón tay

Bạn có thể dùng tỏi tươi thái lát ngâm cùng rượu trắng trong 5 ngày rồi mang ra để bôi kẽ ngón tay hàng ngày. Cả rượu và tỏi đều có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, kháng viêm nên chữa bệnh ngoài da rất hiệu quả.

Ngâm tay bằng nước muối ấm hàng ngày cũng làm dịu đáng kể cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Với khả năng sát trùng, diệt khuẩn, nước muối sẽ loại bỏ bớt tác nhân gây ngứa. Bạn có thể ngâm tay chữa ngứa kẽ ngón tay trước khi đi ngủ để ban đêm có giấc ngủ ngon.

Chữa ngứa kẽ ngón tay bằng thuốc Tây y

Nếu ngứa ngáy làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ, tốt nhất bạn nên dùng thuốc Tây y để tình trạng sớm được kiểm soát. Một số loại thuốc có thể giảm ngứa, làm dịu da như:

  • Thuốc kháng Histamin như Clorpheniramin, Diphenhydramin sẽ giảm hiện tượng kích ứng da gây ngứa.
  • Kem bôi chứa corticoid giúp giảm ngứa ngáy và làm lành da kẽ ngón tay nhanh chóng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn tự miễn dịch về da gây ngứa kẽ tay.
  • Thuốc mỡ D.E.P trị ghẻ ngứa và ký sinh trùng da dùng được trong cả trường hợp ngón tay bị ghẻ nước hoặc ngứa do côn trùng cắn.
  • Các loại thuốc trị nước ăn tay như Ketoconazole, Clotrimazole, Miconazole, Terbinafine,...
ngua-ke-ngon-tay-4.jpg
Dùng thuốc trị ngứa kẽ theo tư vấn của bác sĩ

Hầu hết các trường hợp ngứa kẽ ngón tay là dấu hiệu bệnh ngoài da không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu ngứa kẽ tay kéo dài, điều trị bằng thuốc không đỡ, người bệnh nên đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Xem thêm:

Nấm kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các loại thuốc trị nước ăn tay hiệu quả và an toàn



Chat with Zalo