Mùa dịch cuối năm, 4 nhóm người nên cẩn trọng sức khỏe

Càng về cuối năm, thời điểm giao mùa cùng với hậu quả của cơn bão, lượng vi sinh và vi rút tăng cao cộng với thời tiết lạnh kéo về. Do vậy, đây là thời điểm mà một số nhóm người dễ “đổ bệnh” cần hết sức lưu ý.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đây là hai đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi rút xâm nhập, tấn công. Đó chính là lý do khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường dễ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa. Phó giáo sư Yasmina Laouar tại Khoa Vi sinh và Miễn dịch học - Hệ thống Y tế Đại học Michigan (Mỹ) đã chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch ở trẻ nhỏ bị bất hoạt bởi các TGF-β - một loại tế bào biến đổi yếu tố tăng trưởng beta.

Mùa dịch cuối năm, 4 nhóm người nên cẩn trọng sức khỏe 1Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc bệnh

Mặt khác, phổi của trẻ có tính đàn hồi thấp, màng phổi mỏng nên hệ hô hấp của trẻ nhỏ thường dễ bị vi rút xâm nhập và làm suy yếu.

Phụ nữ mang thai

Người xưa thường có câu “Phụ nữ mang thai như con cua lột” để ví von rằng đây là giai đoạn mà cơ thể người thai phụ trở nên yếu ớt hơn, rất cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Nhiều chị em chủ quan không để ý tới sức khỏe nên khi mới có thai thường không biết, giai đoạn đầu của thai kỳ cũng có thể bị cảm nên sử dụng thuốc không phù hợp, dễ gây ảnh hưởng xấu cho não và sự phát triển bình thường của thai nhi.

Ngoài ra, cần tuân thủ lịch tiêm chủng của thai kỳ, mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh đến nơi đông người, thường xuyên mang khẩu trang và rửa tay sát khuẩn, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để được bảo vệ sức khỏe tối đa.

Người bệnh mạn tính

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, những người mắc bệnh mạn tính thường có hệ miễn dịch suy yếu nên ít nhiều cũng dễ bị mắc bệnh nếu không bảo vệ bản thân cẩn thận. Thời tiết ẩm kèm với gió lạnh là cơ hội để các bệnh như cúm mùa, cúm A/H1N1 và H5N1, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu,... bùng phát mạnh mẽ.

Mùa dịch cuối năm, 4 nhóm người nên cẩn trọng sức khỏe 2Người mắc bệnh mạn tính thường có hệ miễn dịch suy yếu

Đặc biệt đây là những căn bệnh có sự lây lan mạnh mẽ với các tác nhân gây bệnh là vi rút có xu hướng phát triển nhiều khi thời tiết ẩm, lạnh. Đây chính là mối đe dọa không thể xem thường ở nhóm đối tượng có bệnh lý nền. Trong đó phải kể tới các bệnh như đái tháo thường, hen suyễn, tim, huyết áp và ung thư.

Người lớn tuổi

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới (Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO). Tổng cục Thống kê dân số năm 2019, số người trên 60 tuổi là 11,5 triệu người, chiếm 11,8% trong tổng dân số. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, và đối tượng dễ mắc nhất lại chính là người cao tuổi (trên 80 tuổi) khả năng tử vong lên đến 15% nếu không may bị nhiễm. Do vậy, cần ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Càng gần cuối năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm càng tăng cao, nhất là thời điểm mùa cưới và sau đó là Tết Nguyên đán.

Đây cũng là dịp để các cơ sở sản xuất tiêu thụ các loại hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong dịp Tết, các thực phẩm có sức tiêu thụ tăng gấp 10 lần ngày bình thường như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát... có thể làm giả, làm nhái rất nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Thay vì mong chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi chọn mua và tiêu thụ thực phẩm để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc.

Mùa dịch cuối năm, 4 nhóm người nên cẩn trọng sức khỏe 3Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngoài việc nguyên nhân do tiêu thụ thực phẩm bẩn thì thời tiết mưa phùn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nhiều thực phẩm rất dễ mốc, cũng là nguyên nhân gây ngộ độc cho người sử dụng. Do đó, không chỉ trong khâu sản xuất và việc bảo quản cũng cần thận trọng để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã liệtuồ kê một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc trong những ngày lễ, Tết như ăn gỏi, thịt chưa chín kỹ, bánh, mứt, nước ngọt và thực phẩm có màu (hóa chất) và mùi lạ, không rõ hạn sử dụng. Việc ăn các loại hải sản khô lâu ngày bị nấm mốc, hay chưa chế biến kỹ cũng có thể dẫn tới nguy cơ ngộ độc.

Các loại rau sống không được vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn, các thức uống tự pha chế không đảm bảo vệ sinh nếu tiêu thụ vào cơ thể sẽ gây hậu quả khôn lường.

Cùng với đó, để bảo vệ sức khỏe, phòng chống mắc bệnh dịp cuối năm, mỗi người nên bổ sung đủ chất, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau xanh để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhất có thể. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Thanh Hoa

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo