Mẹ bé sau sinh ăn mận được không? Lưu ý khi ăn mận sau sinh mà mẹ cần biết
Mận là loại quả có vị chua, ngọt và là một trong những loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Thế nhưng để trả lời câu hỏi sau sinh ăn mận được không thì mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Hà An nhé.
Một số lợi ích khi ăn mận
Mận là loại quả có vỏ bên ngoài màu xanh, khi chín sẽ đổi sang màu đỏ. Quả có kích thước bé, cứ 100 gram mận tươi sẽ chứa 8 gram carbs với các vitamin như 5% vitamin A, 10% vitamin C, 5% vitamin K và lượng nhỏ vitamin B, đồng, kali, phốt pho, sắt và magie.
![Mẹ bé sau sinh ăn mận được không? Lưu ý khi ăn mận sau sinh mà mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_be_sau_sinh_an_man_duoc_khong_luu_y_khi_an_man_sau_sinh_ma_me_can_biet_1_3586e68982.jpg)
Với hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng như vậy, mận mang đến những lợi ích về sức khỏe sau đây:
- Giúp tóc khỏe, da đẹp: Quả mận chứa nhiều vitamin A sẽ giúp da của các mẹ sau sinh trở nên sáng và đều màu hơn. Khi vitamin A được hấp thụ giúp mẹ sáng mắt, ngoài ra vitamin A còn giúp cơ thể mẹ dễ dàng được cung cấp thêm sắt và magie. Hai khoáng chất này có công dụng giúp xương mẹ chắc khỏe và tóc sẽ giảm gãy rụng hơn sau khi sinh.
- Trí nhớ được cải thiện: Trong quả mận có chứa các chất chống oxy hóa giúp cơ thể phục hồi các tế bào não bị tổn thương. Từ đó, tình trạng hay quên phổ biến ở các bà mẹ sau sinh sẽ được cải thiện.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Mận chứa hai hợp chất là isatin và sorbitol tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ được tăng cường sức khỏe đường ruột.
- Tốt cho tim mạch: Quả mận chứa rất nhiều kali cùng với các chất khác giúp ổn định đường trong máu có thể giúp mẹ loại bỏ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Vì thế ăn mận rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ sau sinh giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
- Ngăn ngừa ung thư: Mận có chứa một hoạt chất chống oxy hóa với công dụng loại bỏ gốc tế bào gốc gây ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
- Giúp cơ thể hấp thụ chất sắt: Sau quá trình sinh nở mẹ đã mất rất nhiều máu nên cần được bổ sung sắt. Trung bình mỗi quả mận có thể cung cấp 10% nhu cầu vitamin C cơ thể cần bổ sung mỗi ngày, hỗ trợ cơ thể trong quá trình hấp thu sắt. Ngoài ra hàm lượng vitamin C cao như thế giúp mẹ tăng khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng sau sinh.
- Hỗ trợ giảm cân: Mận chứa ít calo và nhiều vitamin, chất khoáng tốt, nếu mẹ ăn một lượng vừa đủ thì sẽ rất tốt cho quá trình giảm cân.
- Giúp giảm lượng đường trong máu: Mận có ít đường, ăn chúng còn giúp bạn giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, mận lại loại quả chứa nhiều chất xơ, giúp mẹ kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt sau khi mẹ ăn nhiều tinh bột trong lượng thức ăn hằng ngày.
Mẹ sau sinh ăn mận được không?
Như đã đề cập ở trên, các bạn đã thấy được những lợi ích mà mận mang lại cho phụ nữ sau sinh. Tuy công dụng của mận đem lại cho cơ thể mẹ là không thể bàn cãi, nhưng liệu còn có tác hại của quả mận thì sao? Mẹ đang trong khoảng thời gian sau sinh liệu có ăn mận được không? Mẹ hãy tiếp tục theo dõi phần giải đáp thắc mắc ngay dưới đây.
![Mẹ bé sau sinh ăn mận được không? Lưu ý khi ăn mận sau sinh mà mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_be_sau_sinh_an_man_duoc_khong_luu_y_khi_an_man_sau_sinh_ma_me_can_biet_2_fa68356c3f.jpg)
Mẹ sau sinh ăn mận được không? Với những lợi ích đã kể trên, có thể kết luận rằng sau sinh mẹ có thể ăn mận. Vậy lượng ăn như thế nào là hợp lý? Bạn có thể ăn nhưng nên ăn với lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách thì mẹ có thể sẽ phải đối mặt với một số rắc rối như sau:
Ăn mận gây hại cho dạ dày
Mận là loại quả có chứa chất chua và nhiều vitamin C. Vì thế, nếu mẹ đã từng có tiền sử bị bệnh dạ dày mà lại ăn nhiều mận thì sẽ làm cho dạ dày tổn thương thêm, đồng thời bệnh có thể tái phát và trở nên trầm trọng hơn.
Ăn mận gây ê buốt răng
Quả mận là loại quả có vị chua và có tính acid cao, khi ăn quá nhiều mận, mẹ có thể cảm thấy ê buốt chân răng, làm gia tăng khả năng bị sâu răng. Điều này không chỉ xảy ra đối với mẹ sau sinh mà tất cả mọi người cũng có thể bị khi ăn mận quá nhiều. Đối với mẹ sau sinh, răng và nướu thường rất yếu do đó việc ăn chua rất có hại. Vì thế trong giai đoạn đầu mới sinh mẹ nên hạn chế đồ ăn có vị chua như mận, cóc, xoài…
Ăn mận sau sinh có thể tăng nguy cơ sỏi thận
Tuy hàm lượng dinh dưỡng dinh dưỡng trong mận rất nhiều nhưng trong quả mận còn chứa một hoạt chất là oxalate. Chất này khi vào trong cơ thể sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ canxi việc này khiến canxi bị đọng lại trong cơ thể nên có thể gây ra tình trạng táo bón hoặc sỏi thận sau khi sinh.
Ăn mận gây hiện tượng nóng trong
Mận vốn mang tính nóng, vì vậy sau khi ăn mận mẹ gặp tình trạng nhiệt miệng và nổi mụn thì có thể mẹ đã bị nóng trong. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến em bé vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi cho bé bú.
Một số lưu ý ăn mận cho mẹ sau sinh
Khi biết được những lợi ích và tác hại khi ăn mận sau sinh có phải mẹ đang thắc mắc: “Phải ăn mận thế nào để tốt cho sức khỏe sau sinh?”
![Mẹ bé sau sinh ăn mận được không? Lưu ý khi ăn mận sau sinh mà mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_be_sau_sinh_an_man_duoc_khong_luu_y_khi_an_man_sau_sinh_ma_me_can_biet_3_53a6b6c2d1.jpg)
Sau sinh mẹ chỉ nên ăn mận sau thời gian ở cữ, bởi mận có tính acid cao nên không tốt cho răng cũng như hệ tiêu hóa của mẹ. Vì vậy, khi mẹ muốn ăn mận để giải tỏa cơn thèm thì nên ăn sau thời gian ở cữ (42 ngày đầu sau sinh). Tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số điều khi ăn mận như sau:
Không ăn quá nhiều mận
Do mận có thể gây hiện tượng nóng trong người, nếu ăn nhiều sẽ gây nổi mụn và rôm sảy. Vì vậy, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn tối đa 4 - 5 quả mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cũng như không nên ăn quá thường xuyên.
Không nên ăn mận khi bị đau dạ dày
Do tính acid cao của quả mận có thể làm cho nồng độ acid trong dạ dày tăng cao. Điều này khiến tình trạng bệnh sẽ ngày càng nguy cấp và diễn biến xấu. Vì vậy những mẹ sau sinh có trước kia bị đau dạ dày nên kiêng ăn mận để tránh việc bệnh tái phát.
Không nên ăn mận trái vụ
Mẹ nên mua mận vào đúng mùa mận. Thông thường, mùa mận rơi vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7. Khi mẹ ăn mận trái vụ, có thể mận không có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo chất lượng hoặc chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản. Từ đó, có thể gây ra nguy cơ bị ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn cho mẹ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi “Sau sinh ăn mận được không?”. Nhà Thuốc Hà An mong rằng bài viết giúp mẹ hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như tác hại của việc ăn mận. Mẹ sau sinh hãy nhớ đừng ăn mận quá sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp