Mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy có sao không?

Trong tháng cuối thai kỳ, nhiều thay đổi về cơ thể và hệ thống tiêu hóa có thể xảy ra và một trong những tình trạng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải chính là tiêu chảy. Nhưng liệu mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy có sao không?

Mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy do đâu?

Tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai là một tình huống phổ biến. Phụ nữ mang bị tiêu chảy, thường được xác định khi cơ thể phải tiêu hóa phân lỏng từ 3 lần trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ. Có một số nguyên nhân liên quan đến thai kỳ làm cho tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn:

Thay đổi chế độ ăn: Điều này thường xảy ra khi nhiều phụ nữ thay đổi chế độ ăn một cách đột ngột sau khi phát hiện mình đang mang thai, nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, việc thay đổi này có thể gây sự không thích nghi kịp thời của dạ dày, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Nhạy cảm với thực phẩm: Trong quá trình mang thai, nhiều phụ nữ có sự nhạy cảm đối với một số loại thức ăn. Các thực phẩm mà bạn trước đây thích có thể gây ra tình trạng đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.

Bổ sung vitamin: Việc bổ sung các loại vitamin quan trọng trước và trong thai kỳ rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn trong hệ tiêu hóa và gây tình trạng tiêu chảy.

Thay đổi hormone: Sự thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn hoặc yếu hơn.

me-bau-thang-cuoi-bi-tieu-chay-co-sao-khong.jpg
Mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy khi đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong ngày

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các nguyên nhân khác gây tiêu chảy trong thai kỳ bao gồm:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus.
  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc.

Các vấn đề sức khỏe từ trước mang thai như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng.

Mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy có sao không?

Khi ngày càng gần đến ngày dự kiến sinh, việc bà bầu gặp tình trạng tiêu chảy thường có thể tăng lên. Trong nhiều trường hợp, tình trạng tiêu chảy cuối thai kỳ có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể, đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp diễn ra. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể đoán trước là tình trạng tiêu chảy cuối thai kỳ sẽ gắn liền với việc chuyển dạ trong vài ngày hoặc vài tuần tới.

Mẹ bầu tháng cuối bị tiêu chảy phải làm sao?

Cho dù bạn gặp tình trạng tiêu chảy tháng cuối thai kỳ hoặc bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình mang thai, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Uống đủ nước: Khi mẹ bầu gặp tình trạng tiêu chảy mà số lượng lần đi tiêu phân lỏng tăng cao trong một ngày, việc quan trọng nhất cần thực hiện là duy trì bổ sung nước cho cơ thể. Do tiêu chảy có thể làm cơ thể mất nước nghiêm trọng. Nếu mất nước quá nhiều, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và thậm chí tính mạng của bạn.

Tính toán nhu cầu bù nước bằng cách cộng thêm khoảng 200ml cho mỗi lần tiêu chảy. Ví dụ, nếu bạn tiêu chảy 5 lần trong ngày, cần bù thêm 3000ml nước (2000ml + 5 lần x 200ml).

Theo dõi và đợi: Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ giảm đi sau vài ngày. Hãy để cơ thể có thời gian tự phục hồi. Đồng thời, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

me-bau-thang-cuoi-bi-tieu-chay-co-sao-khong-2.jpg
Theo dõi những biểu hiện lạ sau khi bị tiêu chảy

Kiểm tra lại thuốc: Nếu tiêu chảy là hậu quả của tác dụng phụ từ thuốc bạn đang sử dụng, hãy thảo luận với bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc.

Tránh một số thực phẩm: Có những thức ăn có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Hạn chế ăn đồ chiên, thực phẩm cay, chất béo, sản phẩm sữa và sữa.

Tránh tự ý dùng thuốc: Không nên sử dụng thuốc trị tiêu chảy mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn.

Về việc bầu tháng cuối bị tiêu chảy có sao không, điều này không nhất thiết là mối nguy hiểm. Khi gần ngày dự sinh, có một số dấu hiệu sẽ xuất hiện trong đó có tiêu chảy, cho thấy bạn sẽ sớm chuyển dạ và bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc vào bệnh viện. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 - 3 ngày, bạn nên thăm khám với bác sĩ. Mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi.

Phòng tránh tiêu chảy khi mang thai?

Để hạn chế tình trạng tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần tuân theo một số hướng dẫn sau:

Kiểm soát thức ăn và đồ uống: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống gây kích thích như đồ ngọt, thực phẩm chứa cồn, nước có ga, cà phê và nước giải khát đóng chai.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi thường xuyên và tránh căng thẳng, stress giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ tiêu chảy.

Ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh: Luôn ăn thực phẩm chín, uống nước sôi, tránh ăn tiết canh, gỏi và thịt tái sống. Rửa sạch rau sống trước khi ăn.

Hạn chế ăn ngoài hàng quán: Tránh ăn uống tại những nơi không rõ nguồn gốc thực phẩm để tránh nhiễm khuẩn.

Kiểm soát chất béo và gia vị: Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo hoặc gia vị quá mức, vì chúng có thể làm gia tăng nguy cơ tiêu chảy.

Bổ sung sữa chua: Sữa chua giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa.

me-bau-thang-cuoi-bi-tieu-chay-co-sao-khong-1.jpg
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt giúp mẹ nhanh chóng hồi phục

Tham khảo ý kiến với bác sĩ là cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng tiêu chảy và duy trì sức khỏe trong thai kỳ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 - 3 ngày, đặc biệt nếu tình trạng này nghiêm trọng hoặc không giảm đi sau khi bạn đã thử các biện pháp tự điều trị.

Nếu bạn có triệu chứng mất nước như đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, cơ bắp co cứng hoặc khô mắt, cần gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định mức độ mất nước và điều trị thích hợp.

Nếu bạn gặp các dấu hiệu biến chứng khác như sốt cao, nôn mửa, đau bụng kéo dài hoặc triệu chứng khác có liên quan đến tiêu chảy, cần tới ngay bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán.

Việc thăm bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang được theo dõi và chăm sóc tốt nhất cho những ngày tháng cuối của thai kỳ, để chuẩn bị tốt nhất cho khoảnh khắc đón bé chào đời.



Chat with Zalo