Mận hậu có tác dụng gì với sức khỏe?
Mận hậu có tác dụng gì với sức khỏe? Mận có thể giúp giảm táo bón và cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Nó cũng có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện sức khỏe tim, xương và não.
Tổng quan về giá trị dinh dưỡng của mận hậu
Trong 66g mận cung cấp 30 calo, 0,5g protein, 7,5g carbohydrate và 0,2g chất béo. Mận là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A và chất xơ dồi dào. Cụ thể về giá trị dinh dưỡng của mận hậu bao gồm:
- Lượng calo: 30;
- Chất béo: 0,2g;
- Natri: 0mg;
- Carbohydrate: 7,5g;
- Chất xơ: 0,9g;
- Đường: 6,6g;
- Chất đạm: 0,5g;
- Vitamin C: 6,27mg;
- Vitamin A: 11,2mcg.
Một quả mận cỡ trung bình chứa gần 8 gam carbohydrate. Có 6,6 gam đường tự nhiên và gần 1 gam chất xơ trong mỗi quả mận. Mận không phải là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất đáng kể. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được khoảng 6,3mg vitamin C chiếm khoảng 10% lượng khuyến nghị hàng ngày của bạn. Mận cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin K, kali, đồng và mangan cho cơ thể.
![Mận hậu có tác dụng gì với sức khỏe 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/man_hau_co_tac_dung_gi_voi_suc_khoe_1_c7e02984c1.jpg)
Mận hậu có tác dụng gì?
Mận giúp điều trị táo bón
Mận hậu có tác dụng gì? Quả mận có thể giúp làm giảm táo bón và các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và ợ nóng. Ở nhiều nơi đã sử dụng quả mận như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ. Với lượng chất xơ cao, mận hậu giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Mứt chế biến từ mận khô đã được chứng minh là làm tăng nhu động ruột và giảm hiệu quả việc sử dụng thuốc. Mận khô cũng có thể giúp làm mềm phân, giúp những người bị táo bón và hội chứng ruột kích thích.
Giàu chất chống oxy hóa
Mận chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa, điều này có nghĩa là chúng giúp ngăn oxy phản ứng với các hóa chất khác và gây tổn thương cho tế bào và mô trong cơ thể. Chúng đặc biệt giàu anthocyanin, là hợp chất khiến cho lớp vỏ quả mận có màu sẫm đặc trưng, đây là hợp chất có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
![Mận hậu có tác dụng gì với sức khỏe 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/man_hau_co_tac_dung_gi_voi_suc_khoe_2_29c7b264ba.jpg)
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau như sorbitol, axit quinic, axit chlorogenic, vitamin K1, đồng, kali và boron hoạt động cùng nhau và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Quả mận cũng làm tăng nồng độ adiponectin trong huyết thanh, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, quả mận cũng có thể làm tăng độ nhạy insulin nhờ vào các hợp chất phenolic, do đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Bảo vệ tim mạch
Mận hậu có tác dụng gì? Quả mận có khả năng kiểm soát huyết áp cao, làm chậm sự phát triển của xơ vữa động mạch và giúp bảo vệ hệ tim mạch. Bên cạnh đó các chất dinh dưỡng và hóa chất thực vật trong mận có tác dụng làm giảm tình trạng viêm gây ra bệnh tim.
Công dụng tiềm năng của mận với hệ xương khớp
Mận chứa vitamin K, đồng, kali và boron. Vitamin K có thể giúp khoáng hóa xương và kali giúp duy trì mật độ khoáng xương. Chiết xuất cồn của mận đã được chứng minh là ức chế sự tái hấp thu xương và tăng cường hình thành xương trong một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
![Mận hậu có tác dụng gì với sức khỏe 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/man_hau_co_tac_dung_gi_voi_suc_khoe_3_3298b3ac3a.jpg)
Giúp ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất xơ và polyphenol trong mận khô có thể giúp thay đổi các yếu tố nguy cơ gây ung thư trực tràng. Trong các thử nghiệm khác trong phòng thí nghiệm, chiết xuất mận đã tiêu diệt được cả những dạng tế bào ung thư vú hung hãn nhất mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. Tác dụng tuyệt vời này đến từ hai hợp chất trong mận là axit chlorogenic và neochlorogenic.
Ăn mận giúp giảm cân
Mận chứa polyphenol và các hợp chất hoạt tính sinh học, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa năng lượng ở người béo phì, tăng lượng thức ăn hấp thụ và tăng cường tác dụng giống insulin và bảo vệ tim. Nước ép mận chứa ít calo, có thể góp phần làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể.
Những ai nên hạn chế ăn mận hậu?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn quá nhiều mận cùng một lúc, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm. Vì vậy, dù bạn là ai thì cũng không nên ăn quá nhiều mận. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn 5 - 10 quả/ngày. Dưới đây là 4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn mận:
Người bị bệnh dạ dày
Mận là loại quả chua, chứa hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt là ở trẻ em. Những người bị bệnh dạ dày được khuyên không nên ăn nhiều vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh thận
Lượng oxalate dồi dào trong mận có thể cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra sự kết tủa ở thận, sau một thời gian dài có thể gây ra sỏi thận và bàng quang. Người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này nên hạn chế hoặc tránh ăn.
![Mận hậu có tác dụng gì với sức khỏe 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/man_hau_co_tac_dung_gi_voi_suc_khoe_4_a278d197f1.jpg)
Người bị nóng bên trong
Đông y cũng khẳng định ăn quá nhiều mận có thể gây nóng trong người, sinh nhiệt, gây mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường nên tránh ăn mận để tránh gây phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Người đang chuẩn bị phẫu thuật
Mặc dù giàu chất dinh dưỡng, nhưng mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn với số lượng lớn. Do tác dụng hạ đường huyết của mận, những người mới phẫu thuật không nên ăn mận. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Trên đây là giải đáp mận hậu có tác dụng gì. Nhìn chung, quả mận có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, tốt cho người bệnh tiểu đường và táo bón. Vì có vị chua nên đối với nhiều người, mận không phải là món ăn dễ ăn. Để dễ ăn hơn, bạn có thể ép mận, làm sữa chua, sinh tố mận hoặc ăn trong các món ăn như salad với các loại trái cây khác.
Xem thêm: Uống nước củ ráy có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng