Mách mẹ cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm ăn mau chóng lớn 

Với người lớn hạt hạnh nhân là món ăn vặt khoái khẩu. Còn đối với trẻ nhỏ thì chưa thể ăn hạt hạnh nhân nên mẹ có thể biến tấu thành cháo giúp con nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ loại hạt đặc biệt này. Dưới đây là cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm phổ biến và dễ làm nhất, mời mẹ tham khảo. 

Tác dụng của hạnh nhân đối với sức khỏe của bé 

Trước khi đi tìm hiểu nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm hãy cùng tìm hiểu tác dụng của loại hạt này đối với sức khỏe. Bạn muốn con mình sau này lớn lên mạnh khoẻ, thông minh để có cuộc sống thành công, hạnh phúc.

Ngay từ những năm tháng đầu đời bạn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ. Vì khoa học cũng đã chứng minh khi qua độ tuổi vị thành niên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém dần. Do đó những năm đầu đời rất quan trọng, bạn cần cố gắng tập trung để không bỏ lỡ các cột mốc tăng trưởng. 

mach-me-cach-nau-chao-hanh-nhan-cho-be-an-dam-ngu-ngoan-chong-lon 1

Hạt hạnh nhân rất tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ 

Hạt hạnh nhân là một trong những loại hạt tốt cho sức khoẻ có thành phần chính là riboflavin và L-carnitin. Đây cũng chính là hai hoạt chất rất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Ngoài ra hai thành phần khác là photpho và canxi cũng giúp cho hệ cơ xương khớp của bé được vững chãi, khoẻ mạnh.

Đồng thời vitamin C cùng các chất chống oxy hóa trong hạt hạnh nhân còn góp phần giúp cơ thể bé được khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ cao trong hạt hạnh nhân giúp con giảm tình trạng táo bón. Vì những lợi ích to lớn kể trên, mẹ còn băn khoăn điều gì mà không bổ sung ngay hạt hạnh nhân vào bữa ăn dặm của con. Khi trẻ còn nhỏ không thể ăn hạt hạnh nhân thô như người lớn thì mẹ có thể chế biến thành cháo, xay thành sữa hoặc nấu chè cho con. 

Những rủi ro khi cho bé dùng hạnh nhân 

Ngoài những tác dụng tích cực kể trên thì cho bé ăn hạt hạnh nhân cũng tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe. Do đó mẹ nên biết sớm để cân nhắc có nên cho con sử dụng và sử dụng như thế nào để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày mẹ chỉ nên cho con ăn từ 10 đến 15 hạt hạnh nhân. Nếu ăn nhiều hơn con số này sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. 

Ngoài ra để đảm bảo an toàn nhất thì mẹ cần thực hiện test xem con có dị ứng hạnh nhân không trước khi cho con ăn với số lượng lớn. Việc tiêu thụ quá nhiều hạnh nhân bước đầu sẽ gây nên những vấn đề về đường tiêu hoá như: Đầu bụng, khó tiêu thậm chí là nghẹn,… 

Mách mẹ cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm ngủ ngoan chóng lớn  2

Để đảm bảo an toàn, mẹ nên cho bé ăn thử cháo hạnh nhân lượng nhỏ 

Cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm

Mẹ có thể bổ sung hạnh nhân cho bé ngay từ thời kỳ đầu ăn dặm. Nhưng ở giai đoạn này hệ tiêu hoá của con còn non yếu và chưa thể tiêu hoá hết các chất. Vì vậy nếu bổ sung hạnh nhân thì mẹ nên kiên nhẫn và tăng lượng lên một cách từ từ. Ngoài cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm thì mẹ có thể làm bánh, làm kem, làm sữa chua hoặc nấu chè hạnh nhân đều được. 

Để thực hiện nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Một chén bột mì hoặc bột gạo, 1 bát nước sạch, 10 hạt hạnh nhân, dụng cụ rây bột và các gia vị thông thường của bé như dầu ăn, mắm, hạt nêm…

Mách mẹ cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm ngủ ngoan chóng lớn  3

Cháo hạnh nhân là cách chế biến phù hợp khi bé chưa ăn được nguyên hạt 

Cách làm cụ thể: 

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cho bột gạo và hạnh nhân và xay nhuyễn. Tiến hành xay đến khi cảm thấy cả hai nguyên liệu đã quyện hoà. Đây là cách làm dành cho những bé nhỏ mới tập ăn dặm. Đối với những bé ăn dặm đã lâu thì mẹ có thể xay vừa không cần quá nhuyễn. 
  • Bước 2: Mẹ cho thêm 1 ít nước sôi để nguội vào bột rồi trộn đều lên cho hỗn hợp đặc quánh.
  • Bước 3: Bắc nồi đáy dày lên bếp và đổ hỗn hợp bột vào nồi. Tiếp theo thêm nước vào nấu chín với lửa vừa phải đến khi cô đặc.
  • Bước 4: Dùng rây lọc để rây cho bột được nhuyễn mịn cho bé ăn. Độ dây mịn như thế nào phụ thuộc vào số tuổi của bé. Như vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo hạnh nhân dinh dưỡng cho con rồi

Ngoài hai nguyên liệu chính là hạnh nhân và gạo, mẹ có thể bổ sung thêm thịt hoặc rau củ để tăng thêm sức hấp dẫn giúp con ăn ngon miệng hơn. 

Gợi ý một số món ăn từ hạnh nhân cho bé 

Ngoài cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm mẹ còn có thể nấu sữa hạnh nhân hoặc sinh tố hạnh nhân cho bé. Cách làm như sau mời mẹ tham khảo: 

Cách làm sữa hạnh nhân cho bé 

Sữa hạnh nhân rất tốt cho các bé ăn dặm và cách làm cũng tương đối đơn giản. Nguyên liệu cần chuẩn bị trước gồm: 50g hạt hạnh nhân, một ly nước đun sôi để nguội cùng đường cát hoặc đường phèn tuỳ khẩu vị của bé. 

Cách làm cụ thể: 

  • Bước 1: Cho hạnh nhân vào máy sinh tố xay cho thật nhuyễn. 
  • Bước 2: Cho thêm nước vào và xay tiếp cho thật mịn. 
  • Bước 3: Chắt phần nước vừa xay được ra. Tiếp tục cho thêm nước vào để xay lần nữa. Mẹ cứ làm như vậy cho đến khi cảm thấy hạt hạnh nhân đã ra hết chất thì ngừng. Tiến hành lọc phần nước vừa xay được qua rây cho sánh mịn. 
  • Bước 4: Với các con đã lớn thì có thể cho ăn cả phần bã sữa, còn các bé nhỏ đang còn ăn dặm thì mẹ lọc bỏ phần bã đi.
  • Bước 5: Cho đường phèn hoặc đường cát vào cốc sữa rồi khuấy cho tan và cho bé uống. 

Mách mẹ cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm ngủ ngoan chóng lớn  4

Sữa hạnh nhân cho bé thơm ngon tròn vị 

Cách làm sinh tố hạnh nhân

Ngoài làm sữa hạnh nhân ra, mẹ cũng có thể chế biến thêm cho con món sinh tố hạnh nhân thơm ngon mà lại bổ dưỡng. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 100g hạnh nhân và 200g đậu nành.

Mẹ đem 2 nguyên liệu này đi ngâm mềm sau đó cho vào máy xay thật nhuyễn và lọc bã. Cuối cùng đem đun sôi và thêm một ít đường rồi cho bé uống. Như vậy là bé yêu đã có một ly sinh tố thơm ngon lại đầy đủ năng lượng cho một ngày hoạt động tích cực.

Mách mẹ cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm ngủ ngoan chóng lớn  5

Sinh tố hạnh nhân có vị thơm đặc trưng cùng vị bùi bùi béo béo bác bé rất thích 

Trên đây là cách nấu cháo hạnh nhân cho bé ăn dặm đơn giản dễ thực hiện mà Hà An Pharmacy giới thiệu đến mẹ. Ngoài ra vẫn còn nhiều cách chế biến khác mẹ có thể tìm hiểu thêm.

Bên cạnh cháo hạnh nhân nhiều loại hạt khác như hạt chia, hạt óc chó, hạt yến mạch,… cũng rất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của con yêu. Các mẹ có thể tìm hiểu và đổi món để con luôn cảm thấy ngon miệng và hứng thú hơn với việc ăn dặm. 

Nguyễn Khuyên 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo