Toxic productivity là gì? Cách để hạn chế toxic productivity
Toxic productivity hay còn được gọi là năng suất độc hại, chính là thuật ngữ được truyền tai nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đặc biệt trạng thái này thường gặp ở người trẻ, người đi làm công sở. Vậy cụ thể toxic productivity là gì? Ảnh hưởng thế nào với sức khỏe tinh thần và thể chất?
Toxic productivity là gì?
Toxic productivity - Năng suất độc hại là trạng thái mà bạn thường xuyên có những suy nghĩ thôi thúc buộc bạn phải làm việc, phải hoạt động mọi lúc từ đó bản thân mới thoả mãn vì đạt được năng suất cao. Có thể nói đây là tình trạng hay gặp ở người nghiện công việc, những người thích sự hối hả, gấp rút.
Thoạt nghe qua thì toxic productivity như là một “tính cách tốt” để luôn cổ vũ bạn làm việc với năng suất cao hơn. Nhưng thực chất, những ai mắc phải trạng thái tâm lý này sẽ có xu hướng stress và chạy theo việc hoàn thành khối lượng công việc “đồ sộ” thay vì quan tâm đến chất lượng công việc.
![Toxic productivity là gì? Phòng ngừa tình trạng này thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/toxic_productivity_la_gi_phong_ngua_tinh_trang_nay_the_nao_1_381576a14d.jpg)
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng toxic productivity là gì?
- Kỳ vọng của xã hội: Hiện nay áp lực thành công ngày càng cao bởi điều kiện sống, học tập của chúng ta được cải thiện. Xét về khía cạnh tích cực thì chính năng suất độc hại sẽ khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ hơn. Tuy nhiên về lâu về dài chính nó là tác nhân khiến con người mất dần động lực, giảm năng suất hay kiệt sức vì làm việc.
- Văn hoá làm việc: Những nhân sự có xu hướng làm việc năng suất độc hại thì thường bị ảnh hưởng bởi văn hoá doanh nghiệp. Đặc biệt nếu người chủ đang đề cao cách làm việc chú trọng năng suất hoàn thành một cách “cứng nhắc” thì đa phần nhân viên sẽ có tỷ lệ bỏ việc cao bởi không chịu được áp lực.
- Bất an nội tâm: Một số người sở hữu khao khát thành công cao hơn người khác dễ gặp phải tình trạng làm việc năng suất độc hại. Họ sẽ hay phán xét bản thân, nghi ngờ, chỉ trích bản thân nếu họ không làm việc liên tục.
Tác hại của toxic productivity là gì?
Như đã đề cập, nếu để bản thân ở trạng thái làm việc năng suất độc hại thì theo thời gian, từ sức khỏe tinh thần cho đến sức khỏe thể chất của bạn đều bị ảnh hưởng. Bạn có thể rất dễ gặp căng thẳng, giảm chất lượng các mối quan hệ xã hội, tăng nguy cơ "burn out". Một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang đối mặt với toxic productivity:
- Bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức: Thoạt đầu, cơ thể bạn bắt đầu mệt mỏi bởi khối lượng công việc lớn. Tình trạng này càng kéo dài thì sự mệt mỏi bắt đầu xâm chiếm vào suy nghĩ, khiến bạn cảm thấy bế tắc.
- Luôn lo sợ, cảm thấy tội lỗi: Sự nguy hiểm của toxic productivity là gì? Nó khiến bạn không được nghỉ ngơi thật sự. Bạn sẽ luôn cảm thấy tội lỗi, lo sợ mình chưa đủ tốt, làm chưa đủ giỏi.
- Tính cách nhạy cảm: Nếu sự căng thẳng kéo dài sẽ khiến bạn trở nên cáu gắt, khó chịu hơn. Người mắc toxic productivity thường phản ứng thái quá một vấn đề nhỏ, ngoài ra tim sẽ đập nhanh, khó thở, bồn chồn.
- Bỏ quên chăm sóc bản thân: Một khi vào cuồng quay công việc, người bị ảnh hưởng bởi năng suất độc hại sẽ không dành thời gian cho bản thân. Đặc biệt họ có xu hướng “bớt xén” thời gian ngủ, ăn, tập thể dục và dường như không để tâm đến việc đầu tư vào các sở thích cá nhân.
![Toxic productivity là gì? Phòng ngừa tình trạng này thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/toxic_productivity_la_gi_phong_ngua_tinh_trang_nay_the_nao_2_4e9d502d8e.jpg)
Cách hạn chế tình trạng toxic productivity xảy ra
Sau khi hiểu toxic productivity là gì, ta cùng quan tâm đến việc phòng ngừa trạng thái này xảy ra:
Lập ranh giới
Bạn cần phải lập ranh giới rõ ràng để có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả. Nên cân nhắc ưu tiên vào khung giờ nào sẽ làm việc gì từ đó giúp bạn kiểm soát và cân bằng được cuộc sống. Ngoài ra, hãy tập trung hoàn toàn khi thực hiện một đầu việc nào đó, hạn chế bị phân tâm bởi thiết bị di động, mạng xã hội, email làm phiền.
Ngừng so sánh bản thân với người khác
Có một sự thật rằng bản thân chúng ta thường không bao giờ hài lòng với hiện tại, đặc biệt là những gì mình đã làm. Điều này xuất phát từ việc luôn so sánh bản thân với người khác. Mỗi cá nhân sẽ có môi trường sinh sống, học tập cũng như cách tư duy và hành động khác nhau, vậy nên không thể so sánh các cá nhân với nhau. Bạn hãy tập thực hành biết ơn, cảm thấy vui mừng cho thành công của người khác và lấy đó làm động lực để thúc đẩy bản thân.
Lên kế hoạch nghỉ ngơi
Bởi kỳ vọng xã hội mà nhiều bạn trẻ thường “chạy đua” với công việc và coi chuyện nghỉ ngơi là đang lãng phí thời gian. Tuy nhiên nếu làm việc liên tục mà không có khoảng nghỉ thì chính bạn đang ép bản thân thêm kiệt sức và khó có thể hoàn thành được công việc. Nên lập kế hoạch nghỉ ngơi một cách rõ ràng, đảm bảo các điều kiện cơ bản như giấc ngủ, thời gian ăn, chăm sóc bản thân đều được cân đối.
![Toxic productivity là gì? Phòng ngừa tình trạng này thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/toxic_productivity_la_gi_phong_ngua_tinh_trang_nay_the_nao_3_00960c0b40.jpg)
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc toxic productivity là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về hiện tượng tâm lý này và có cho bản thân những nguyên tắc làm việc phù hợp, giúp cân bằng được công việc và cuộc sống.
Xem thêm: