Mách bạn cách sơ cứu khi bé bị bỏng chuẩn nhất

Bỏng hay bỏng do nhiệt là một tai nạn thường gặp ở trẻ em, với mức độ nặng nhẹ khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau nhưng bạn cần phải thực hiện các bước sơ cứu đầu tiên cho trẻ tránh tình trạng trở nên nặng hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy để biết cách sơ cứu khi bé bị bỏng chuẩn nhất nhé.

Nguyên nhân khiến bé bị bỏng

Mách bạn cách sơ cứu khi bé bị bỏng chuẩn nhất 1 Đa số nguyên nhân dẫn tới bé bị bỏng là do nước sôi

Đa số nguyên nhân khiến bé bị bỏng là do tiếp xúc với nước sôi gây ra và tuy tỷ lệ tử vong không cao nhưng để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn tới bé bị bỏng khác bao gồm bỏng lửa, dầu sôi, canh sôi hay bỏng do tiếp xúc trực tiếp với đồ vật nóng, có tính phát nhiệt cao như bếp than, bàn ủi…, cũng có thể là bỏng bô xe máy, bỏng nhiệt do nguồn điện hoặc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời gây bỏng nắng và trẻ có thể bị bỏng do tiếp xúc với một số hóa chất như chất tẩy rửa, keo dán sắt,… Tùy vào mức độ tiếp xúc gây hại của mỗi tác nhân trên sẽ cần có cách sơ cứu phù hợp để giảm nguy cơ gây hại đối với cơ thể của trẻ.

Đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng

Mách bạn cách sơ cứu khi bé bị bỏng chuẩn nhất 2 Sơ cứu khi bé bị bỏng kịp thời giảm độ nguy hại cho vết thương

Bỏng cấp độ 1, tương đối nhẹ khi vết bỏng chỉ có màu đỏ mà không có mụn nước tức là chỉ bị tổn thương da lớp biểu bì bên ngoài. Bỏng cấp độ 2 khi vết bỏng ngoài màu đỏ, có nốt phồng rộp, da mặt ngoài bị bong lột, có thể nhìn thấy thịt bên trong và có chất lỏng rỉ ra ngoài. Tuy nhiên ngoài những biểu hiện trên, bạn còn có thể nhìn thấy màu loang lỗ trắng đỏ của thịt bên trong và rỉ dịch nước màu thì vết thương có thể sâu và nặng hơn bỏng cấp độ 2.

Bỏng cấp độ 3, trường hợp nặng nhất khi vết bỏng nặng hơn rất nhiều, thịt có màu nâu đỏ hoặc xám hay nhợt nhạt và không có nhiều dịch lỏng chảy ra. Trường hợp bỏng cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 mức nhẹ, tùy vào kỹ năng sơ cứu của bản thân mà bạn có thể điều trị tại nhà. Trường hợp bỏng cấp độ 2 nặng cần nhập viện xử lý ngay lập tức để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bác sĩ còn đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng theo tỷ lệ phần trăm tổn thương vùng da trên toàn bộ cơ thể.

Các bước sơ cứu khi bé bị bỏng

Dưới đây là một số bước mà các bậc phụ huynh nên làm khi trẻ bị bỏng:

Cởi quần áo cho bé

Khi bé bị bỏng, bạn cần cởi ngay quần áo đang làm che vết bỏng bởi không cởi, nước nóng thấm vào quần áo và làm cho vết bỏng ngấm lâu hơn, tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Nếu ban đầu nước nóng tiếp xúc với da khiến vết bỏng đang ở cấp độ 1 và nếu không cởi quần áo ngay kịp thời thì nước nóng càng tiếp xúc với da lâu hơn, vết bỏng nặng thêm lên đến cấp độ 2 hoặc hơn thế nữa.

Rửa, ngâm với nước lạnh

Mách bạn cách sơ cứu khi bé bị bỏng chuẩn nhất 3 Ngâm và rửa vết thương bằng nước lạnh giúp giảm nhiệt và giảm đau hiệu quả

Nếu diện tích vết bỏng nhỏ, chưa nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng ngâm hay chườm nước lạnh vào vết thương của trẻ để làm nguội, giảm nhiệt gây ra cho da và giúp giảm đau hiệu quả. Chẳng hạn bạn thấy trẻ bỏng đỏ ửng da nhưng chưa bị bong mất lớp biểu bì, bạn nên xả nước lạnh vào vùng da tổn thương hoặc tiến hành ngâm trong nước càng nhanh càng tốt. Lưu ý bạn nên ngâm nước từ 30 - 90 phút ở nhiệt độ khoảng 15 - 20℃ và đảm bảo nước sạch tránh nước bẩn sẽ làm cho vết thương bị nhiễm trùng và không nên ngâm nước quá lạnh dễ gây cảm lạnh cho trẻ.

Che vết bỏng trước khi đi viện

Vết bỏng ở cấp độ cao phải vào viện điều trị, bạn nên che vết bỏng trong quá trình di chuyển, trước khi đến viện để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương. Nếu vết thương có biểu hiện bị rộp cần xử lý khử trùng rồi nặn nước dịch ra. Nếu vết phồng rộp nhỏ, nó sẽ tự tiêu theo thời gian mà bạn không cần đến viện can thiệp. Nếu vết phồng rộp to gây cảm giác đau thì cần xử lý diệt khuẩn, chích cho nước dịch chảy ra để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cần lưu ý không nên dùng dao kéo loại bỏ da thừa phồng rộp mà nên để sau 5 - 7 ngày lành vết thương mới thực hiện khắc phục da chết và làm lành cho vết thương.

Các biện pháp phòng ngừa bé bị bỏng

Các bậc cha mẹ không thể lúc nào cũng đảm bảo độ an toàn cho con mọi lúc mọi nơi nên trước khi có trường hợp xấu xảy ra, cha mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa bé bị bỏng hiệu quả bằng cách để xa tầm tay trẻ em các hóa chất, bật lửa, keo dán sắt,... kiểm tra đường dây điện, phích cắm khỏi tầm với của đứa trẻ, cẩn thận khi trẻ tắm nước nóng lạnh, không để bé nô đùa gần khu vực nấu nướng, không mang trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi ra ngoài trời nắng. Đồng thời trang bị cho bản thân những kỹ năng sơ cứu bỏng điện giật, bỏng bô xe máy... để cứu chữa kịp thời cho trẻ nếu gặp nguy hiểm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách sơ cứu khi bé bị bỏng chuẩn nhất cũng như biện pháp phòng ngừa bé bị bỏng. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có thêm kỹ năng xử lý khi gặp trường hợp bé bị bỏng nhé.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo