Lưu ý khi chọn thuốc trị ho cho trẻ mẹ nào cũng phải biết
Ho là một phản xạ của cơ thể giúp đẩy các tác nhân gây tắc nghẽn ra khổi đường thở như chất nhầy, vi khuẩn, virus để hô hấp được bình thường. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, ba mẹ lo lắng vì cơn ho khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, nôn trớ, khó ngủ nên tìm mọi cách cho trẻ hết ho ngay lập tức. Do đó ba mẹ sử dụng thuốc cắt cơn ho hoặc cho trẻ uống kháng sinh bừa bãi. Việc lạm dụng thuốc Tây sẽ gây các tác dụng không mong muốn.
Lưu ý khi chọn thuốc trị ho cho trẻ
Mua thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi ba mẹ có thể mua thuốc giảm ho không gây tác dụng phụ hay độc tính cho trẻ. Còn với trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể dùng thuốc ức chế ho mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi lựa chọn thuốc ho cho trẻ luôn phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nguồn gốc thảo dược
Theo khuyến cáo chung của ngành Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới. Nên lựa chọn thuốc trị ho được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn. Các loại thảo mộc có thể xuất phát từ y học cổ truyền Việt Nam sẽ đảm bảo hiệu quả và an toàn hơn.
Thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên an toàn hơn cho trẻ
Mua thuốc ở nhà thuốc uy tín
Ba mẹ nên chọn mua thuốc ho cho con ở các công ty dược có kinh nghiệm, thương hiệu lâu năm để yên tâm hơn. Vì từ dây chuyền nhập khẩu đến hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối, bảo quản đều được đảm bảo nên chất lượng của thuốc được đảm bảo theo.
Những khuyến cáo chung khi cho trẻ sử dụng thuốc trị ho
Khi sử dụng thuốc trị ho cho trẻ, ba mẹ cần hết sức lưu ý đến sự tương tác của thuốc này với thuốc khác. Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc ho có nguồn gốc từ dược phẩm càng cần phải cẩn thận hơn.
Ví dụ, một đứa trẻ mắc các bệnh như tim bẩm sinh, ho có đờm, hen suyễn khi sử dụng thuốc ho có thành phần histamine sẽ làm đờm đặc quánh lại, làm trẻ khó khạc nhổ ra ngoài hay tắc đường thở khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, có một số loại thuốc ho rất kỵ với thuốc trị bệnh thần kinh nên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp.
Do đó để đảm an toàn cho trẻ ba mẹ nên chọn mua thuốc ho cho trẻ có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên đã được kiểm nghiệm và sử dụng. Thuốc ho nguồn gốc thảo dược hầu như không tương kỵ với các loại thuốc điều trị nào.
Ngược lại với những bé bị hen suyễn khi sử dụng thuốc trị ho có thành phần lá thường xuân đem lại hiệu quả. Vì trong lá thường xuân có chất saponin, kháng viêm nhẹ, long đờm làm giảm viêm đường hô hấp của bệnh hen suyễn.
Tóm lại thuốc trị ho từ thảo dược tự nhiên không gây cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể và không gây tác dụng phụ về tiêu hoá nên an toàn tuyệt đối với trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tuổi khi mua thuốc trị ho cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Một số lời khuyên khi dùng thuốc trị ho cho trẻ
Chỉ sử dụng thuốc giảm ho nếu bé ho khan hoặc ho do thời tiết khó chịu. Trường hợp trẻ ho có đờm thì nên dùng siro ho để làm long đờm, loãng đờm. Không dùng thuốc giảm ho khi trẻ ho có đờm vì thuốc trị ho chỉ làm giảm ho không có tác dụng với ho có đờm, ngược lại còn khiến đờm đặc hơn khó khạc nhổ ra ngoài.
Không được tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, thuốc giảm ho có chứa hoạt chất làm giãn phế quản như Salbutamol và Terbutaline chỉ được dùng cho bệnh viêm phế quản ở trẻ em, hen phế quản, ho do co thắt phế quản. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Không sử dụng thuốc ho cũ hoặc đã quá hạn sử dụng. Do điều kiện khí hậu ở Việt Nam, các sản phẩm đã mở nắp khi không sử dụng trong thời gian dài có thể bị nhiễm khuẩn.
Nếu trẻ chỉ ho đơn thuần không kèm theo sốt, khó thở mà vẫn ăn uống bình thường thì bạn có thể chọn các loại siro thảo dược an toàn.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng kèm theo ho như: Sốt, mệt mỏi, ngủ li bì, chán ăn, khó thở, ho từng cơn kéo dài nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Phương pháp chăm sóc khi trẻ bị ho
Rửa mũi cho trẻ hàng ngày: Một số trẻ vừa ho và nghẹt mũi khiến trẻ cảm thấy khó thở ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng đờm, dễ tống đờm ra ngoài.
Cho trẻ uống nhiều nước: Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể giảm ho bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Đối với trẻ lớn nên cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả, sữa để loãng đờm, giảm đờm, tăng đề kháng.
Gối cao đầu cho trẻ khi ngủ: Hạn chế dịch đờm từ mũi chảy xuống họng, ứ đọng ở cổ họng gây ngứa, ho.
Cho bé ăn thức ănmềm: Việc cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hoá để không gây kích ứng cho cổ họng đang sưng và đau rát vì ho và khạc nhổ đờm. Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các loại trái cây tươi để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Chuẩn bị thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hoá để không gây tổn thương cổ họng
Hy vọng với những lưu ý khi chọn thuốc trị ho cho trẻ, giúp mẹ có thêm kiến thức cũng như cách sử dụng đúng. Ngoài sử dụng thuốc mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị ho, cách chăm sóc ở trên để bé sớm thuyên giảm cơn ho và tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan, khi quan sát thấy bé có các biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, tím tái, ho kèm theo nôn trớ, chảy nhiều nước dãi, khó nuốt, đau tức ngực, sốt cao,... thì nên đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại cơ sở y tế.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp