Lo lắng về hậu quả của nâng mũi khi về già

Khi còn trẻ mọi người thường chú ý đến nhan sắc, nâng mũi để cải thiện dáng mũi chuẩn, trở nên xinh hơn, tự tin hơn. Thế nhưng khi về già, sức khoẻ lại là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu như lúc trẻ nâng mũi thì có gây ra tác hại gì khi về già không? Câu hỏi về hậu quả của nâng mũi khi về già khiến nhiều người đắn đo có nên phẫu thuật thẩm mỹ hay không? 

Nâng mũi khi về già có sao không?

Các loại sụn nâng mũi đều được các cơ sở thẩm mỹ giới thiệu thường không có thay đổi già kể cả sau 30 - 40 năm. Về bản chất chất liệu sụn sẽ không có gì thay đổi, để lại biến chứng hay thay đổi gì ở dáng mũi. Tuy nhiên, đây lại là lúc cơ thể bắt đầu có tuổi, tình trạng lão hoá xuất hiện, gây ra những biến chứng: đầu mũi chảy xệ, sống mũi bị hạ thấp, lệch sống mũi, lệch vách ngăn mũi,.... Bên cạnh đó, nâng mũi tác động trực tiếp vào xương, sụn ở sống mũi nên sẽ khó tránh khỏi các trường hợp đau nhức xương, dễ viêm xoang khi về già. Nếu không được thăm khám, chăm sóc cẩn thận có thể xảy ra một số tình trạng nghiêm trọng khác. 

Lo lắng về hậu quả của nâng mũi khi về già Lo lắng về hậu quả của nâng mũi khi về già

Những hậu quả của nâng mũi khi về già

Rất nhiều chị em mong muốn nâng mũi để sở hữu dáng mũi đẹp, cải thiện nhan sắc giúp khuôn mặt trở nên thanh tú hơn nhưng lại phải lo lắng những ảnh hưởng khi về già, có thể kể đến dưới đây.

Mũi bị biến dạng

Càng lớn tuổi các liên kết giữa collagen và elastin càng trở nên lỏng lẻo, da ngày càng lão hoá. Điều này khiến cho dáng mũi không còn đẹp như trước, cánh mũi thấp dần đi. Với những ai da mỏng sẽ thấy rõ sụn mũi đang tụt dần đi và sống mũi bị lộ ra.

Bị nhiễm trùng, sưng tấy, phù nề

Đây là hậu quả phổ biến nhất của nâng mũi khi về già. Mũi sẽ bắt đầu sưng tấy lên, phù nề, xuất hiện những điểm đỏ và bạn sẽ cảm thấy đau nhất dữ dội. Nếu gặp phải tình trạng này đừng tự ý dùng thuốc giảm đau hay kháng sinh mà hãy đến ngay bệnh viện lớn để thăm khám xử lý. Tránh trường hợp chảy dịch nhiều dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử.

Cảm thấy đau nhức

Sau khi nâng mũi chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhưng khi đã hồi phục xong thì cảm giác này sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, đến tuổi già, nhất là khi thời tiết thay đổi, mũi sẽ nhức nhiều hơn, âm ỉ kéo dài, mũi cũng căng cứng hơn khiến bạn cười không tự nhiên. Một vài trường hợp còn xuất hiện dịch mũi.

Ảnh hưởng đến hô hấp

Mặc dù phẫu thuật nâng mũi không can thiệp trực tiếp đến đường khí thở nhưng khi về già, sụn bị xơ hoá, có thể tuột ra chèn vào đường thở gây khó khăn trong việc hô hấp. Đặc biệt là lúc chạy bộ, lao động nặng bạn sẽ cảm thấy khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đáng kể. 

Ảnh hưởng đến hô hấp - hậu quả của nâng mũi khi về già Ảnh hưởng đến hô hấp - hậu quả của nâng mũi khi về già

Làm thế nào để hạn chế tác hại của nâng mũi khi về già?

Nếu bản thân vẫn muốn thực hiện nâng mũi, cần chú ý một số điều dưới đây để hạn chế những hậu quả của nâng mũi khi về già:

  • Lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín: Nên chọn những bệnh viện lớn có giấy phép phẫu thuật, bác sĩ có tay nghề cao.
  • Chọn cấu trúc mũi và loại sụn phù hợp với gương mặt: Cấu trúc dáng mũi phù hợp không chỉ giúp mặt đẹp tự nhiên mà còn quyết định độ bền của sụn. Hạn chế tình trạng như mũi quá cao bị sụn, hay sụn không đủ bền bị rớt ra. 
  • Chăm sóc kĩ lưỡng sau nâng: Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kiêng cử thức ăn, thức uống gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của mũi. Dùng thuốc đúng giờ cho vết thương mổ mau lành, hạn chế tối đa hậu quả về sau. 
Chăm sóc kỹ hạn chế hậu quả nâng mũi khi về già Chăm sóc kỹ hạn chế hậu quả nâng mũi khi về già

Những hậu quả của nâng mũi khi về già là vấn đề quan trọng mà các bạn cần tìm hiểu trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật. Hi vọng với những kiến thức được chia sẻ trong bài sẽ cung cấp thêm các thông tin sức khỏe bổ ích cho bạn. Giúp bạn cân nhắc kỹ về việc nâng mũi và hạn chế tối đa về những hậu quả của nâng mũi khi về già. 

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo