Anxiety attack là gì? Làm thế nào để phòng ngừa?
Cơn hoảng loạn có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Người bệnh khi mắc phải cơn hoảng loạn hô hấp sẽ khó khăn, nhịp tim tăng nhanh, chóng mặt, cơ thể run lên và bị căng cơ. Mời bạn đọc hãy cùng bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu xem cơn hoảng loạn - anxiety attack là gì.
Cơn hoảng loạn - Anxiety attack là gì?
![Sức khỏe: Anxiety attack là gì1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/suc_khoe_anxiety_attack_la_gi_1_f0f52a9c1f.png)
Như đã đề cập ở phần trên, cơn hoảng loạn hay còn có tên gọi khác là cơn căng thẳng lo âu (anxiety attack) khiến bạn tự nhiên run rẩy, khó thở, tim đập nhanh hoặc thậm chí là có những suy nghĩ tiêu cực. Các cơn hoảng loạn có thể xảy đến thường xuyên, không thể đoán trước được và thường không có liên quan đến bất kỳ mối đe dọa từ bên ngoài nào. Cơn hoảng loạn có thể kéo dài từ vài phút cho đến nửa tiếng. Thời gian xảy ra cơn hoảng loạn có thể ngắn nhưng ảnh hưởng sau đó về mặt thể chất và tinh thần có thể kéo dài đến vài giờ đồng hồ.
Nếu không kịp thời can thiệp và chữa trị, những cơn hoảng loạn kéo đài với tần suất xảy ra thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực một cách nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân.
Đối tượng có khuynh hướng mắc cơn hoảng loạn
Đối tượng dễ mắc cơn hoảng loạn là những cá nhân liên tục trải nghiệm các cơn hoảng loạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hoảng sợ (panic disorder), đây là một dạng của rối loạn căng thẳng lo âu (anxiety disorder). Những người này thường mắc cơn hoảng loạn với mức độ thường xuyên, không đoán trước được và họ mắc kẹt với nỗi sợ hãi dai dẳng về các cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại không giống với những người bình thường khác, cảm giác hoảng loạn chỉ xảy đến trong các trường hợp gặp căng thẳng/stress hay ốm đau bệnh tật.
Triệu chứng của cơn hoảng loạn
Các triệu chứng của cơn hoảng loạn thường không đoán được trước và nhiều khi khó có thể lý giải. Trường hợp cơn hoảng loạn có dấu hiệu là khi chúng được kích hoạt bởi những tình huống cụ thể. Những người đang phải đấu tranh với chứng rối loạn này sẽ đi tới mức độ ám ảnh lo sợ về việc gặp cơn hoảng loạn qua thời gian. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm:
- Nhạy cảm, luôn cảnh giác cao độ với các triệu chứng của cơ thể hay các mối nguy hiểm.
- Suy nghĩ bất hợp lý, lo lắng.
- Có linh tính mạnh mẽ về những nguy hiểm hay điềm gở, nỗi sợ hãi, luôn trong trạng thái họa lơ lửng trên đầu.
- Lo sợ mình mất kiểm soát, phát điên hoặc chết.
- Thấy choáng váng, chóng mặt.
- Có cảm giác ngứa ran và ớn lạnh ở mặt, tay và chân, đặc biệt ở phần cánh tay và bàn tay.
- Người run lên, đổ mồ hôi, nóng và đỏ bừng mặt.
- Tim đập nhanh, có cảm giác đau thắt trong lồng ngực.
- Khó thở, đau bụng, nôn nao.
- Căng cơ, miệng khô, cảm giác không thực như bị tách ra khỏi thực tại.
Nguyên nhân gây nên cơn hoảng loạn
![Sức khỏe: Anxiety attack là gì2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/suc_khoe_anxiety_attack_la_gi_2_80f831a069.jpg)
Nguyên nhân gây nên cơn hoảng loạn đến nay vẫn chưa rõ ràng, các cơn hoảng loạn panic attack có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn trong một số trường hợp như:
- Bị rối loạn hoảng sợ.
- Sợ không gian rộng hoặc các nỗi sợ khác.
- Bị rối loạn lo âu toàn thể.
- Bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Tình trạng căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn hoảng loạn. Ngoài ra, bạn cũng dễ bị các cơn hoảng loạn hơn nếu:
- Bị mất đi người thân.
- Thời thơ ấu từng bị lạm dụng.
- Có thành viên trong gia đình cũng bị gặp các cơn hoảng loạn.
- Trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc sống.
- Phải làm việc hoặc luôn sống trong tình trạng căng thẳng cao độ.
- Từng trải qua một sự việc quá đau buồn nào đó như tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Cách xử lý cơn hoảng loạn
Điều quan trọng nhất chính là bạn đến gặp bác sĩ và kiểm tra sức khỏe để có thể đảm bảo rằng bất kỳ triệu chứng tái phát nào của cơ thể có vẻ giống như triệu chứng hoảng loạn đều không phải vì mắc bệnh, những bệnh này gồm:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh hen suyễn.
- Các bệnh về tai trong.
- Tình trạng cường giáp/Tăng năng tuyến giáp.
- Tình trạng cường giáo hậu sản (sau khi sinh con).
Để xử lý cơn hoảng loạn, bạn hãy:
- Không tự trách bản thân mình.
- Trấn an bản thân.
- Thở phương pháp thở 4 - 7 - 8.
- Học kỹ năng kiểm soát căng thẳng.
- Dùng thuốc, tâm lý trị liệu (đảm bảo có sự theo dõi của bác sĩ).
- Thay đổi lối sống.
Cách phòng ngừa cơn hoảng loạn
![Sức khỏe: Anxiety attack là gì3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/suc_khoe_anxiety_attack_la_gi_3_2f18fe6722.jpg)
Để bảo vệ bản thân khỏi các cơn hoảng loạn, bạn sẽ cần:
- Ăn uống thật đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng.
- Ngủ đủ giấc để tỉnh táo, bình tĩnh.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Nghe nhạc, massage, ngồi thiền,... để giảm stress.
- Không để bản thân quá căng thẳng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc anxiety attack là gì mà Hà An Pharmacy tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã có thêm những thông tin về sức khỏe bổ ích qua bài viết này.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp