Khi bị tiêu chảy ăn mì gói được không?
Có rất nhiều nuyên nhân gây tiêu chảy thường như do vi rút, do vi khuẩn, chế độ ăn uống,… Nếu chữa không đúng cách hoặc để kéo dài, tiêu chảy có thể gây mất nước và điện giải trầm trọng, gây nguy cơ tử vong cao, nhất là trẻ em.
Cách chữa trị tiêu chảy chủ yếu bằng biện pháp bổ sung điện giải kết hợp với chế độ ăn uống. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng dành cho người bị tiêu chảy. Vì thế, bạn cần nhận biết được những dạng thực phẩm đó để tránh khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Vậy khi bị tiêu chảy ăn mì gói được không?
Khi bị tiêu chảy ăn mì gói được không?
Mì gói dường như là thứ luôn có mặt trong gian bếp của mọi gia đình bởi tính thuận tiện, nhanh gọn, giá thành rẻ, bảo quản được lâu và dễ chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng mì gói thường xuyên cũng mang lại rất nhiều tác hại cho sức khỏe và liệu rằng khi bị tiêu chảy ăn mì gói được không?
Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà mì gói mang lại thì câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ là không nên. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân nhé!
Mì gói chứa nhiều chất có hại cho sức khỏe như: Carbohydrate tinh chế, màu thực phẩm, chất béo bão hòa, chất phụ gia, chất bảo quản,... Việc sử dụng mì gói thường xuyên sẽ tích tụ các chất gây hại, từ đó làm cho sự trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mì gói được biết đến là một loại thực phẩm cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Một khi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng như: Đau bụng, chướng bụng, ợ nóng,... và có thể làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón cũng như tiêu chảy của bạn.
Ngoài ra, do trong mì gói có chứa một lượng natri khá cao nên có thể dẫn đến những bệnh lý không mong muốn trên thận, trên tim hay thậm chí có thể gây đột quỵ.
Người bị tiêu chảy cần kiêng ăn những loại thực phẩm nào?
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Loại thực phẩm này không được cơ thể hấp thu đúng cách và có thể khiến tốc độ co bóp của ruột tăng lên, từ đó làm triệu chứng của bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Một số đồ ăn chứa nhiều chất béo mà người bị tiêu chảy cần tránh, bao gồm: Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thịt mỡ, thực phẩm chứa kem béo,...
Tránh đồ ăn gây chứng đầy hơi
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng ăn gì? Người đang bị tiêu chảy có thể ăn phải rất nhiều thực phẩm gây chứng đầy hơi khó chịu và làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy. Trong đó có:
- Một số loại rau quả và trái cây như: Bông cải xanh, đậu, cải bắp, hành, đào,...
- Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo: Soda, nước ngọt, kẹo,...
- Các sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua): Bởi trong sữa có chứa một loại đường, đó là lactose. Khi bị tiêu chảy, cơ thể chúng ta sẽ cạn kiệt men lactase và kết quả là đường lactose không được tiêu hóa, từ đó dẫn đến tình trạng buồn nôn, đầy hơi và tiêu chảy nặng hơn. Đặc biệt lưu ý trên đối tượng không dung nạp lactose.
Một số loại đồ uống có chứa chất kích thích
Một số thức uống như rượu, bia, nước có gas,... tuy không thể gây tiêu chảy nhưng có thể kích ứng lên đường tiêu hóa và gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân nên tránh dùng các loại thức uống chứa chất kích thích này cho đến khi tình trạng tiêu chảy đã được cải thiện.
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy là do cơ thể đã ăn phải các loại thức ăn không hợp vệ sinh. Vì thế, khi đang bị tiêu chảy, người bệnh càng phải tránh xa đồ sống, đồ ăn chưa được nấu chín, đồ ăn để lâu hay đã ôi thiu và nên lựa chọn thực phẩm kỹ càng hơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa nên việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc dùng thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng sẽ giúp cơ thể hồi phục một phần năng lượng sau đợt tiêu chảy.
Bệnh nhân có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho chính mình dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Ăn những loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, điều hòa và làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa như: Chuối, táo, ổi chín, gạo trắng, bánh mì nướng, sữa chua,...
- Bạn cần uống nhiều nước và chất điện giải để bù lượng đã mất đi khi bị tiêu chảy nhằm giúp cơ thể không bị mệt mỏi và suy nhược. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh là cần thiết vì men vi sinh mang lại rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện hệ miễn dịch và phục hồi hệ vi sinh đường ruột của cơ thể.
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn cùng lúc một lượng lớn thức ăn.
- Giờ ăn phải được sắp xếp hợp lí và tránh tình trạng bỏ bữa khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Lưu ý: Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày, bạn nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.
Dựa trên những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc khi bị tiêu chảy ăn mì gói được không. Lời khuyên đưa ra là hoàn toàn không nên. Thay vì mì gói, bạn hãy bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết nhằm nhanh chóng phục hồi năng lượng, không gây tổn thương cho đường tiêu hóa và giúp cơ thể trở về trạng thái ban đầu. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học nhé!