Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh?
Sỏi thận là căn bệnh không còn xa lạ. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây sỏi thận là gì, cách khám sỏi thận như thế nào, cách điều trị bệnh ra sao là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm.
Bệnh sỏi thận là gì? Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh?
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến thường gặp. Bệnh này xảy ra khi các chất cặn bã, các chất muối khoáng không được hòa tan mà bị tích tụ và kết tinh tạo thành kết tủa gây sỏi trong thận.
Bệnh này thường âm thầm tiến triển và không hề có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Do đó, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là rất khó. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi nó đã gây ra những biến chứng như: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi và thậm chí có thể tiểu ra mủ.
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến thường gặp
Ngoài ra, người bệnh còn bắt gặp một số triệu chứng như đau vùng thắt lưng, sau đó cơn đau sẽ lan xuống hông, đùi và cơ quan sinh dục, xuất hiện tình trạng sưng phù các chi, sốt, ớn lạnh,…
Diễn biến của sỏi thận. Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh?
Sỏi thận thường được thải ra theo dòng nước tiểu nhưng trong thời gian đầu, hầu hết các bệnh nhân đều không cảm nhận được sự hiện diện của sỏi thận vì sỏi còn quá nhỏ. Nhưng khi viên sỏi lớn dần đạt kích thước từ 4 đến 5 mm, thì chúng không đi qua được các đoạn hẹp giải phẫu của ống niệu quản.
Do đó, các cạnh sắc bén trên bề mặt sỏi có thể làm chúng tắc nghẽn trong lòng niệu quản ở bất kỳ vị trí nào. Đặc biệt là tại đoạn hẹp của niệu quản khi bắt chéo với động mạch chậu trước khi dẫn vào bàng quang, sỏi kẹt sẽ gây ra cơn đau dữ dội cho đến khi sỏi rơi vào trong bàng quang và được đào thải ra ngoài khi đi tiểu.
Bệnh sỏi thận hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau
78% các trường hợp sỏi sẽ được thải ra ngoài một cách tự nhiên mà không cần phải can thiệp đặc hiệu gì. Tuy nhiên, khi sỏi bị mắc kẹt lại trong niệu quản, các nhà phẫu thuật niệu khoa sẽ cần phải thực hiện tán sỏi hay phải mổ nội soi sỏi thận để lấy sỏi ra ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận là gì? Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh?
Bệnh sỏi thận hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là do canxi và một số chất dư thừa khác trong máu và nước tiểu không được đào thải ra ngoài mà bị lắng đọng và tích tụ tạo thành sỏi trong thận.
Ngoài ra, bệnh này do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học, hợp lý, làm ảnh hưởng đến thận và chức năng thận. Thói quen lười uống nước, chế độ ăn giàu đạm, giàu muối, lười ăn rau xanh, thiếu canxi… là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc sỏi thận.
Không những thế, sỏi thận thường bắt gặp ở một số người bị nhiễm trùng đường tiểu, người bị u nang, thận có sẹo, những người lạm dụng một số thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau.
Biết được những nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp người bị sỏi thận có thể điều trị nguyên nhân, từ đó giúp điều trị tận gốc sỏi thận.
Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh?
Ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Tùy thuộc vào những dấu hiệu của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán sau đây để xác định bệnh:
- Phương pháp xét nghiệm
Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh? Khám sỏi thận bằng phương pháp này là phương pháp giúp xác định chính xác bệnh. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: Phân tích nước tiểu, phân tích tế bào máu, đo lượng đạm trong nước tiểu, ngoài ra còn một số xét nghiệm sinh hóa khác…
Khám sỏi thận như bằng phương pháp xét nghiệm là phương pháp giúp xác định chính xác bệnh
- Phương pháp siêu âm
Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh? Siêu âm là phương pháp khám sỏi thận được nhiều người lựa chọn. Khi xuất hiện sỏi trong thận, hình ảnh sỏi sẽ hiện ra như một vật cản âm, từ đó giúp bác sĩ có thể nhận biết được vị trí và kích thước sỏi. Tuy nhiên, với những sỏi có kích thước nhỏ, siêu âm sẽ khó phát hiện ra sỏi. Giá siêu âm sỏi thận sẽ tùy thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh và tình trạng bệnh.
- Khám sỏi thận bằng chụp X quang
Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh? Chụp X quang là phương pháp được đánh giá giúp phát hiện sỏi thận sớm. Bằng cách này, bác sĩ có thể nhìn thấy rõ hình ảnh của sỏi xuyên qua cơ thể.
Chụp X quang để chẩn đoán sỏi thận được thực hiện bằng 2 cách: Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị và chụp X quang thận thuốc.
- Chụp CT
Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh? Chụp CT là phương pháp này có độ chính xác cao, tuy nhiên khá tốn kém và ít được sử dụng để phát hiện sỏi thận. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ xuất hiện một số biến chứng kèm theo.
- Nội soi
Khám sỏi thận như thế nào để phát hiện bệnh? Đây là phương pháp giúp phát hiện sỏi thận một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này khiến người bệnh phải chịu đau đớn, khó chịu. Phương pháp này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bắt buộc.
Cách chữa trị sỏi thận
Việc điều trị và ngăn ngừa sỏi thận có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào vị trí của sỏi, kích thước sỏi và số lượng sỏi. Những sỏi có kích thước nhỏ, việc chữa bệnh khá đơn giản, người bệnh chỉ cần uống nhiều nước, sử dụng một số bài thuốc lợi tiểu sẽ giúp sỏi có thể tự thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
Với những sỏi có kích thước lớn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số phương pháp như: tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, phẫu thuật mổ…
Phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận sớm sẽ giúp người bệnh khám và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh xảy ra.
Thu Hà