Kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi cha mẹ cần biết

Viêm phổi là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Vì sức đề kháng của trẻ chưa được hoàn thiện nên việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi là rất cần thiết. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn những kiến thức cần thiết để có thể lên kế hoạch chăm sóc trẻ một cách tốt nhất!

Lập kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi là một trong những biện pháp gián tiếp giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Tại sao trẻ bị viêm phế quản phổi?

Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ bị viêm phế quản phổi là do các nguyên nhân sau:

  • Do Virus, vi khuẩn: Một số loại virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, Adenovirus. Thời điểm giao mùa là lúc virus gây bệnh hô hấp phát triển nhanh và mạnh nhất.
  • Do ký sinh trùng, nấm: Loại nấm thường gặp là nấm Candida albicans gây ra hiện tượng tưa miệng và cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ em.
  • Do môi trường sống và các yếu tố xung quanh như nguồn nước, không khí ô nhiễm, khói bụi,...
  • Trong gia đình có người mắc các bệnh như lao phổi, có thói quen hút thuốc lá.
  • Cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa đúng cách, không cho bú mẹ mà dùng sữa bên ngoài, trẻ suy dinh dưỡng, thiếu các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết, không được tiêm phòng theo đúng quy định.
  • Trẻ đẻ non, thiếu tháng, mắc các dị tật bẩm sinh về đường hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi với nhiệt độ và độ ẩm.
    Kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi cha mẹ cần biết  1 Trẻ bị viêm phế quản phổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Biểu hiện của bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phế quản phổi có dấu hiệu khá phức tạp, cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Bé chỉ sốt nhẹ, húng hắng ho, chảy nước mũi, thở khò khè, chán ăn, bỏ bú, hay quấy khóc…
  • Giai đoạn sau: Nếu không được điều trị đúng cách và theo dõi cẩn thận, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn với các biểu hiện như: Sốt cao, ho có đờm, khó thở và thở gấp, bỏ bú, môi bị tím tái, có trường hợp bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.

Cha mẹ có thể xác định trẻ có đang thở gấp hay không bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút. Trẻ em ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ có số nhịp thở khác nhau, nhất là các trẻ dưới 1 tuổi.

Kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi cha mẹ cần biết  2 Viêm phế quản phổi ở trẻ phát triển theo nhiều giai đoạn phức tạp

Lập kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi

Dưới đây là những gợi ý về việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng:

Về vấn đề điều trị tại nhà cho trẻ:

  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm bằng khăn tích cực cho đến khi trẻ hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 38,5°C cha mẹ mới cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng phương pháp vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm và lưu thông tuần hoàn máu của phổi một cách tốt hơn. Nên dùng phương pháp này cho trẻ trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cha mẹ thực hiện bằng cách gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum lại, giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ từ bên trái đến bên phải khoảng 3 - 5 phút, lưu ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức và xương sống của trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ ho đúng cách, hãy cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước, hít vào thở ra nhịp nhàng cho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.

Về vấn đề vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ

  • Vệ sinh mũi miệng cho trẻ bằng khăn giấy mềm và vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu chọn dùng khăn xô thì cha mẹ phải lưu ý đến việc giữ vệ sinh khăn, nếu khăn xô nhiễm bẩn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn bám trên khăn xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra cần phải vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, giường ngủ của trẻ, cha mẹ phải lưu ý rửa tay sạch sẽ khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
    Kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi cha mẹ cần biết  3 Lập kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi để nâng cao hiệu quả điều trị
  • Xây dựng chế độ ăn cho trẻ với các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt và đảm bảo dinh dưỡng. Chia nhiều bữa trong ngày cho trẻ dễ tiêu hóa, không nên ép trẻ ăn hết dễ khiến trẻ nôn trớ, ám ảnh về bữa ăn. Cha mẹ có thể dùng món tắc hấp mật ong, đường phèn hỗ trợ trẻ giảm ho, long đờm hiệu quả.

Vậy khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện? Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ, nếu trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu như: Thở gấp, cánh mũi phập phồng, mặt tím tái co giật và sốt li bì không đánh thức được thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các hậu quả đáng tiếc về sau.

Viêm phế quản là một căn bệnh tuy phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu cha mẹ không nhận biết và điều trị đúng cách. Hãy tìm hiểu và lên kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi ngay để bảo vệ sức khỏe cho các bé cha mẹ nhé!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo