Hỏi đáp: Sau sinh bao lâu thì niềng răng được?
Niềng răng là giải pháp an toàn, có thể áp dụng cho tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn để điều chỉnh răng lệch lạc, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau khi sinh con thì việc niềng răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời về việc sau sinh bao lâu thì niềng răng được?
Mẹ mới sinh đang cho con bú có thể niềng răng được không?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng dụng cụ niềng răng đặc biệt như mắc cài, dây cung, dây chun để tạo lực kéo phù hợp giúp răng từ từ di chuyển về đúng vị trí trong cung hàm. Sau khi niềng răng bạn sẽ cảm nhận được hàm răng thẳng và khớp cắn hai hàm không còn lệch nữa. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn, không xâm lấn răng hay xương hàm nên mẹ sau sinh đang cho con bú vẫn có thể niềng răng.
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ chỉ tác động lực vào răng và không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ sau khi sinh con. Do đó, mẹ có thể chắc chắn rằng chất lượng sữa không bị ảnh hưởng khi chỉnh nha. Trong một số trường hợp cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống thuận lợi cho việc niềng răng về đúng vị trí. Lúc này, phải dùng thuốc gây tê cục bộ để giảm đau. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chia sẻ vấn đề này với bác sĩ để đảm bảo thực hiện an toàn và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ.
Sau sinh bao lâu thì niềng răng được?
Mặc dù niềng răng là phương pháp nha khoa an toàn nhưng không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và thai nhi. Còn đối với giai đoạn sau sinh, mẹ đợi đến khi bé được 3 tháng tuổi thì có thể niềng răng vì:
- Trước khi thực hiện niềng răng, mẹ cần thực hiện nhiều bước thăm khám và chẩn đoán qua phim chụp X-quang răng.
- Một số thủ thuật trong quá trình niềng răng chẳng hạn như nhổ, tiêm thuốc tê để nhổ răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của của mẹ và bé.
- Ăn uống khó khăn trong giai đoạn đầu niềng răng làm giảm khả năng ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng của mẹ do đó lượng sữa và dinh dưỡng cung cấp cho bé cũng giảm.
- Để tránh những tác dụng không mong muốn do ảnh hưởng của việc niềng răng thì mẹ nên đợi ít nhất 3 tháng sau sinh để niềng răng. Lúc này mẹ không phải lo lắng quá nhiều về ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và con.
Phương pháp niềng răng nào phù hợp cho mẹ sau sinh?
Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Tùy theo nhu cầu và tài chính mà bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp.
Niềng răng mắc cài
Đây là phương pháp để sử dụng các khí cụ niềng răng như dụng dây cung, mắc cài, dây thun,... Để nắn chỉnh các răng bị khuyết tật vào đúng vị trí. Có hai loại niềng răng chính là mắc cài kim loại và mắc cài sứ.
- Mắc cài kim loại: Hệ thống mắc cài được làm bằng thép không gỉ có độ bền và độ cứng cao. Kết hợp với dây cung, dây thun tạo lực cố định ổn định để đạt hiệu quả chỉnh nha cao.
- Mắc cài bằng sứ: Hệ thống mắc cài được làm bằng sứ cao cấp, có màu giống màu răng nên đảm bảo thẩm mỹ. Phù hợp với những người có công việc cần giao tiếp thường xuyên, thường xuyên xuất hiện trước đám đông,...
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài hay còn được gọi là niềng răng trong suốt. Phương pháp này sử dụng một bộ khuôn nhựa nha khoa có màu trong suốt. Vì vậy, nếu bạn đeo nó trên răng, rất khó để nhận thấy. Với thiết kế riêng biệt dành cho từng khuôn răng của từng người, kết hợp với bề mặt nhẵn bóng sẽ khiến bạn không cảm giác bị đau, cộm hay khó chịu.
Những lưu ý cho mẹ sau sinh muốn niềng răng
Niềng răng là giải pháp chỉnh nha an toàn và các mẹ có thể niềng răng sau khi sinh con sau 3 tháng mà không cần quá lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh cần biết sau sinh bao lâu thì được niềng răng thì các mẹ cũng nên cân nhắc này trước khi quyết định đi niềng răng.
- Hãy chọn nha khoa uy tin và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để có thể thăm khám, tư vấn và điều trị một cách hiệu quả và an toàn nhất.
- Trường hợp phải tiêm thuốc gây mê để nhổ răng tốt nhất mẹ nên đợi cho đến khi trẻ cai sữa rồi mới thực hiện.
- Đặc biệt lưu ý về việc chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng. Vì lúc này cơ thể và răng miệng khá nhạy cảm. Nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách dễ mắc các bệnh răng miệng khác. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm vệ sinh dành riêng cho người niềng răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng,...
- Thực phẩm bổ sung cho cơ thể, cụ thể là các thành phần tốt cho răng miệng như canxi, vitamin A, D, đạm,… có nhiều trong rau củ quả tươi, cá, tôm, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
- Chú ý thăm khám nha sĩ thường xuyên và đến khám định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất.
Vậy sau sinh bao lâu thì niềng răng được và những lời khuyên cho các mẹ trước khi niềng răng đã được giải đáp trong bài viết trên. Hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ nhiều kinh nghiệm. Lúc này, bác sĩ sẽ dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ từ đó tìm ra phương pháp niềng răng hiệu quả nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp