Đau mắt đỏ phải làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Biết được đau mắt đỏ phải làm gì sẽ giúp người bệnh có cách phục hồi các triệu chứng nhanh chóng và không bị các biến chứng đau mắt đỏ.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Đôi mắt là cơ quan nhạy cảm, rất dễ tổn thương và viêm nhiễm. Khi bị kích thích hay bị vật lạ rơi vào mắt, kết mạc - lớp màng lót phía trong mắt - sẽ bị xung huyết, làm mắt bị đỏ, xốn và ngứa hay viêm kết mạc. Có nhiều nguyên nhân như:

Bị bệnh đau mắt đỏ sau khi đi ngoài đường: Khói xe, ô nhiễm, khói bụi hay khí thải công nghiệp chính là tác nhân kích thích mắt gây đau mắt đỏ và ngứa mắt. Người bệnh có thể bị chảy nước mắt, xốn mắt rất khó chịu.

Hiện tượng đau mắt đỏ khi đi bơi: Đau mắt đỏ khi đi bơi là tình trạng khá phổ biến đặc biệt vào mùa hè. Nước hồ bơi là môi trường lý tưởng của vi khuẩn Chlamydia trachomatis - tác nhân gây bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ phải làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh 1Đôi mắt là cơ quan nhạy cảm, rất dễ tổn thương và viêm nhiễm

Viêm kết mạc do dị ứng: Thường xảy ra cho người có tạng dị ứng, hầu hết là do các hạt phấn hoa. Vì vậy, bệnh hay xảy ra theo mùa có nhiều phấn hoa như mùa xuân hay mùa thu. Bệnh có thể kéo dài một vài ngày, hàng tuần hay thậm chí cả năm.

Viêm kết mạc do vi khuẩn: Mắt bị đỏ, có ghèn giống như mủ đục. Sáng dậy, nhiều khi thấy dính mí, phải lấy tay kéo ra mới mở mắt được. Loại nhiễm trùng này đôi khi rất nặng, làm loét giác mạc và có thể gây mù lòa.

Đau mắt đỏ phải làm gì? Cách xử lý khi mắc bệnh

Dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo

Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% hoặc nước mắt nhân tạo sẽ giúp rửa trôi mầm bệnh, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt.

Các sản phẩm trên không có chất kháng sinh, cũng không có chất diệt virus nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Ngược lại, các loại thuốc có tính năng bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic thì chúng mình không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.

Đau mắt đỏ phải làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh 2Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% hoặc nước mắt nhân tạo sẽ giúp rửa trôi mầm bệnh

Không xông, đắp lá

Đau mắt đỏ phải làm gì? Các phương pháp như xông lá trầu không, lá dâu, lá tre không hề làm bệnh mau khỏi, chưa kể là có thể gây bỏng mắt, xuất huyết dưới kết mạc, trợt giác mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống kháng sinh, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm vì sẽ làm bệnh nặng hơn.

Tuy một vài bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho... nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của virus vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết. Do vậy không cần phải dùng kháng sinh.

Dùng các thuốc nhỏ mắt có cortizol

Các loại thuốc này có công dụng giảm viêm, dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc khởi phát sẽ giúp bạn dần khỏi bệnh. Một vài trường hợp cá biệt, bệnh sẽ nặng lên do chẩn đoán nhầm hay kháng sinh không đủ hiệu lực che chở nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt bạn nhé!

Hướng dẫn rửa mắt

Đau mắt đỏ phải làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh 3Rửa sạch hai mắt xong, dùng gạc hoặc khăn sạch lau khô dử mắt

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý là cách hiệu quả nhất để đẩy lùi nhanh chóng tình trạng đau mắt đỏ. Cách rửa mắt đúng chuẩn là hãy nghiêng đầu qua một bên rồi nhỏ liên tục 10 - 15 giọt, chớp mắt để nước trôi ra ngoài theo đuôi mắt và làm như thế với bên mắt còn lại.

Chú ý, nguyên tắc là rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Khi rửa, cần dùng gạc (giấy sạch) hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho người khác.

Rửa sạch hai mắt xong, dùng gạc hoặc khăn sạch lau khô dử mắt và hãy đi rửa tay xà phòng thật sạch rồi mới nhỏ thuốc.

Với những hướng dẫn trên bạn đã biết đau mắt đỏ phải làm gì rồi đúng không? Đừng quên hạn chế ra ngoài tiếp xúc với người khác trong thời gian bị bệnh để tránh lây cho người khác nhé.

Hoàng Dương



Chat with Zalo