Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em mà bố mẹ nên biết và phòng tránh
Nhận biết rõ hình ảnh viêm lợi ở trẻ em sẽ giúp phụ huynh phòng bệnh hiệu quả cho con.
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em?
Viêm lợi (viêm nướu) là tình trạng nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Căn bệnh này xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, thường xuyên quấy khóc và bị suy nhược cơ thể,…
Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em. Ở mức độ nhẹ nhất, nguyên nhân khởi phát là do trẻ chưa được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi đó, các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào trong khoang miệng và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, quá trình mọc răng hoặc do dị ứng với thức ăn, sữa, môi trường sống ẩm thấp, bụi bẩn cũng khiến trẻ bị viêm lợi.
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống.
Ở mức độ nặng hơn, viêm lợi ở trẻ có thể là do tác dụng phụ của những loại thuốc trẻ đang dùng như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp hay thuốc chống động kinh,… Những thành phần trong các loại thuốc này có khả năng làm giảm tiết nước bọt, khiến các mảng bám quanh răng không được làm sạch dẫn tới sự sinh sôi của vi khuẩn gây ra bệnh viêm lợi.
Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu trung tính còn là bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc viêm lợi ở trẻ. Lúc này, lợi của bé sẽ bị viêm và tổn thương đáng kể. Vì vậy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để nhận được sự can thiệp và chữa trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ em
Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm lợi ở trẻ bao gồm:
Loại bỏ mảng bám và cao răng
Bố mẹ có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng. Sau khi làm sạch, các nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và cách sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh những mảng bám ở chân răng.
Loại bỏ mảng bám và cao răng một trong những cách điều trị viêm lợi ở trẻ em.
Dùng thuốc kháng sinh
Trong trường hợp các triệu chứng viêm lợi ở trẻ trở nặng, bạn nên dẫn trẻ đến bệnh viện để điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể sử dụng thêm nước súc miệng hoặc nước muối để vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Điều trị viêm lợi bằng phương pháp phẫu thuật
Khi bệnh trở nặng và chuyển sang viêm nha chu, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để làm sạch cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu. Để loại bỏ các mảng cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bóc tách phần lợi.
Điều trị viêm lợi ở trẻ bằng phương pháp ghép nướu
Trong trường hợp mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện ghép nướu bằng cách: lấy một mô nướu khỏe mạnh từ phần khác và đắp vào phần mô nướu bị hỏng. Phương pháp này giúp trẻ tránh cảm giác ê buốt khi ăn và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như phá hủy xương, phá hủy mô nướu,…
Bài thuốc chữa viêm lợi ở trẻ
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Với tính năng làm dịu, nước muối có tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các thức ăn thừa. Bố mẹ có thể tự pha chế nước muối và cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày.
Súc miệng bằng tinh dầu sả
Việc súc miệng bằng tinh dầu sả còn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ súc miệng, bạn nên pha loãng tinh dầu sả để tránh gây kích ứng lợi.
Cách thực hiện:
- Pha loãng 2 - 3 giọt tinh dầu sả với khoảng 225 ml nước.
- Cho trẻ súc miệng bằng dung dịch trong vòng khoảng 30 giây.
- Kiên trì lặp lại theo cách trên 2 - 3 lần mỗi ngày.
Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ em
Một số biện pháp đơn giản để phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ em là:
- Hướng dẫn trẻ cách đánh răng đều đặn ngày 2 lần và mỗi lần khoảng 3 phút.
- Cho trẻ dùng kem đánh răng chứa flour và những chất có lợi cho răng miệng.
Cho trẻ đánh răng ngày 2 lần/ngày để phòng ngừa hình ảnh viêm lợi ở trẻ.
- Dùng bàn chải đánh răng lông mềm có thể chải sạch sâu vào trong cùng mà không ảnh hưởng tới lợi. Mỗi 3 - 4 tháng nên thay bàn chải đánh răng cho trẻ.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý cho trẻ. Không nên cho con ăn đồ ăn vặt và các món nhiều đường vì chúng khiến các vi khuẩn gây mảng bám nhanh chóng.
- Dẫn con đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và đều đặn khoảng 2 lần/năm sẽ giúp kiểm soát tốt tình hình răng miệng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ nắm rõ mọi thông tin liên quan đến hình ảnh viêm lợi ở trẻ em. Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và tìm hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa viêm lợi cho trẻ bằng cách hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
Ngân Lâm