Hen suyễn và dị ứng có mối liên hệ như thế nào?
Hen suyễn và dị ứng là hai tình trạng sức khỏe phổ biến và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tìm hiểu ngay về triệu chứng và yếu tố nguy cơ để hiểu tại sao có mối liên kết này.
Mối liên hệ mật thiết giữa hen suyễn và dị ứng
Hen suyễn và dị ứng thường đi đôi với nhau. Viêm mũi dị ứng, hay còn gọi là sốt cỏ khô, là một căn bệnh dị ứng mãn tính phổ biến nhất, xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong mũi bị viêm.
Đối với những người bị viêm mũi dị ứng, cơ thể sẽ tăng độ nhạy cảm với các chất dị ứng, khiến các tế bào miễn dịch giải phóng histamine để đáp ứng với sự tiếp xúc của các chất này. Khi đó, histamine cùng những hóa chất khác sẽ kích hoạt các triệu chứng dị ứng. Hơn nữa, các chất gây dị ứng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp.
Dị ứng thực phẩm vốn được coi có liên quan đến hen suyễn, là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng nhầm với một loại thực phẩm lạ và nguy hiểm. Khi xuất hiện triệu chứng dị ứng thực phẩm, nhiều trường hợp chỉ có phản ứng nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp lại rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nghiên cứu cho thấy hen suyễn và dị ứng do thực phẩm có mối liên hệ chặt chẽ. Thực tế, những người bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ phát triển hen suyễn cao hơn những người không mắc bệnh. Mặt khác, triệu chứng hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng, phản ứng toàn thân như sốc phản vệ.
![Hen suyễn và dị ứng có mối liên hệ như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hen_suyen_va_di_ung_co_moi_lien_he_nhu_the_nao_1_412f86765a.jpg)
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng hen suyễn
Các yếu tố nguy cơ gây hen suyễn bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng khác.
- Dị ứng: Phản ứng dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, mốc, bụi nhà, lông động vật và thức ăn.
- Môi trường: Tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất công nghiệp và các chất gây kích thích trong môi trường làm việc.
- Nhiễm trùng hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn.
- Hoạt động thể chất: Tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức có thể gây khởi phát triệu chứng hen suyễn.
- Thời tiết: Thay đổi thời tiết đột ngột hoặc khí hậu lạnh có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc hen suyễn.
- Stress và rối loạn cảm xúc: Stress tâm lý và các trạng thái cảm xúc mạnh cũng có thể kích hoạt cơn hen suyễn.
Những yếu tố này có thể kết hợp và tác động lẫn nhau, làm tăng nguy cơ phát triển và làm nặng thêm tình trạng hen suyễn.
![Hen suyễn và dị ứng có mối liên hệ như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hen_suyen_va_di_ung_co_moi_lien_he_nhu_the_nao_2_9dffea2771.jpg)
Triệu chứng hen suyễn thường gặp
Triệu chứng hen suyễn không giống nhau hoàn toàn ở mỗi người. Hen suyễn có nhiều triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về phổi khác như phổi tắc nghẽn COPD, lao,... Người bệnh có thể ít khởi phát cơn hen suyễn, chỉ có triệu chứng vào những thời điểm nhất định hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen. Sau khi cơn hen kết thúc, người bệnh có thể trở lại trạng thái bình thường.
Các triệu chứng của hen suyễn khá giống với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), cần phân biệt rõ hai bệnh này để có hướng điều trị thích hợp. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh hen suyễn:
Cơn hen suyễn điển hình thường xảy ra ban đêm, khi thay đổi thời tiết với các triệu chứng như:
- Triệu chứng báo hiệu: Hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra.
- Khi cơn hen nặng hơn, người bệnh phải ngồi chống tay, há miệng thở.
- Cơn hen có thể xuất hiện đột ngột hoặc liên tục
- Khó thở giảm dần khi gần hết cơn hen, đờm đặc quánh ở cổ họng.
Các triệu chứng hen suyễn ít xuất hiện hơn cả là:
- Ho dai dẳng, tăng thêm về đêm.
- Khó thở, thở khò khè đặc biệt ở trẻ em.
- Tức hoặc nặng ngực.
![Hen suyễn và dị ứng có mối liên hệ như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hen_suyen_va_di_ung_co_moi_lien_he_nhu_the_nao_3_e928d82585.jpg)
Người bệnh hen suyễn nên ăn gì, kiêng gì?
Mặc dù không có loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống cụ thể nào được khuyến nghị đặc biệt cho bệnh nhân hen suyễn và dị ứng, một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là một phần quan trọng trong điều trị và kiểm soát bệnh hen suyễn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm như giàu chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe như vitamin và rau xanh.
Đặc biệt, người bệnh hen suyễn và dị ứng cần lưu ý tránh một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng: Những thực phẩm này có thể dẫn đến tức ngực và khó thở.
- Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh: Có thể làm tăng các triệu chứng hen suyễn.
- Thực phẩm chứa sulfite: Như trái cây sấy khô, bia rượu, và thực phẩm ngâm chua, có thể gây kích ứng đường hô hấp và co thắt phế quản.
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Nếu bạn bị hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản, nên tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, con nhộng, sữa và hạt. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tránh tất cả các loại thực phẩm này vì cơ địa mỗi người khác nhau. Ví dụ, có người dị ứng với tôm nhưng người khác lại không.
![Hen suyễn và dị ứng có mối liên hệ như thế nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hen_suyen_va_di_ung_co_moi_lien_he_nhu_the_nao_4_e545e66770.jpg)
Trên đây là những giải đáp về mối liên quan giữa hen suyễn và dị ứng cũng như các biện pháp làm giảm tình trạng này. Hy vọng các kiến thức hữu ích bài viết cung cấp giúp bạn có thêm kinh nghiệm nhận biết và giảm nguy cơ mắc hen suyễn.