Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ không?
Hiện nay có nhiều bệnh nhân vẫn chưa biết được lợi ích của việc đi bộ đúng cách tác động tích cực đến phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng. Vậy thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nhiều thông tin bổ ích liên quan đến bệnh này.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống là do sụn khớp, đĩa đệm chịu áp lực thường xuyên và trong thời gian dài, dẫn đến sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, làm mất tính đàn hồi đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.
Nhiều người bị thoái hóa cột sống thắt lưng liên quan đến tuổi sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng người. Một số người sẽ có triệu chứng nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi chỉ cần di chuyển nhanh, đột ngột có thể làm triệu chứng tái phát.
Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến nhất là cứng khớp, đau ngày càng trở nặng hơn khi không cử động hay ngồi quá nhiều. Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể gặp như:
- Chân tay yếu, sự phối hợp giữa tay và chân kém;
- Co thắt cơ bắp, gây đau;
- Đau đầu;
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang;
- Mất thăng bằng, đi lại khó khăn.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng là do sụn khớp, đĩa đệm chịu áp lực thường xuyên
Kỹ thuật đi bộ đúng cách có lợi gì đối với người bị thoái hoá cột sống lưng?
Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi cử động lưng hoặc khi ngôi. Do đó bạn có thể sợ rằng các hoạt động khác như đi bộ, chạy bộ sẽ làm bạn đau nhiều hơn. Vậy người bị thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ không? Có một sự thật là những người bị thoái hóa cột sống sẽ cảm thấy bệnh được cải thiện nhiều hơn nếu đi bộ đúng cách. Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng, các bài tập nhẹ nhàng có nhịp điệu sẽ tốt cho tình trạng cột sống của bạn.
Tăng cường cơ bắp
Đi bộ đúng cách sẽ giúp bạn tăng cường cơ bắp ở vùng hông, chân, lưng. Khi các cơ khỏe mạnh sẽ giúp chức năng giữ cột sống ổn định và đúng vị trí hơn, do đó, việc vận động cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế việc xương khớp bị sai lệch vị trí, ảnh hưởng đến xương và đĩa đệm cột sống.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho đĩa đệm
Các đĩa đệm sẽ bị thoái hóa nếu cung cấp ít chất dinh dưỡng, khi đó, đĩa đệm sẽ có khả năng bị hư hại nhanh hơn. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình tự sửa chữa khi có vết nứt. Khi đó, việc áp dụng đúng kỹ thuật đi bộ sẽ là một phương pháp giúp tăng cường lưu thông máu có chứa chất dinh dưỡng cung cấp cho đĩa đệm bị thoái hóa và thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thoái hóa cột sống thắt lưng ăn gì tốt nhất.
Tăng độ đàn hồi
Việc thực hiện đi bộ thường xuyên đúng cách sẽ làm tăng giới hạn chuyển động khi phối hợp với các bài tập căng cơ. Nhờ đó, độ đàn hồi của cột sống được cải thiện đáng kể, bệnh thoái hóa đĩa đệm sẽ tiến triển tốt hơn.
Giúp giữ cân nặng ở mức hợp lý
Tình trạng béo phì, thừa cân sẽ có thể gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm cột sống. Một đĩa đệm khi bị thoái hóa sẽ không thể hoạt động tốt và còn làm trầm trọng hơn tình trạng trạng thoái hóa cột sống. Do đó, việc thường xuyên đi bộ sẽ giúp tiêu hao mỡ thừa, giúp bạn duy trì cân nặng trong mức tiêu chuẩn.
Việc thường xuyên đi bộ sẽ giúp tiêu hao mỡ thừa
Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng có nên đi bộ không?
Như vậy bạn có thể thấy, việc đi bộ sẽ rất tốt cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng, tăng cường độ dẻo dai cho cơ bắp, giúp khớp vận động tốt, nâng cao tinh thần, giải tỏa áp lực sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Tuy nhiên để hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số quy tắc khi đi bộ như sau:
- Khởi động nhẹ đầu gối trước khi đi bộ.
- Tư thế đi bộ: Đầu hướng thẳng về phía trước, lưng thẳng, thả lỏng cánh tay, vai, đánh tay nhẹ nhàng.
- Khi bắt đầu đi, bạn nên đi chậm, nhẹ nhàng rồi sau đó tăng tốc dần, bước đi dứt khoát hơn.
- Trong khi đi, người bệnh nên kết hợp hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng miệng, nhịp thở đều đặn để không bị mất sức.
- Nên luyện tập thường xuyên, mỗi ngày dành khoảng 30-45 phút để đi bộ.
- Buộc tóc gọn gàng để cổ và đầu có thể vận động theo nhịp bước.
- Khi đi bộ, bạn nên chọn giày thể thao êm chân, không nên mang dép lê hoặc mang giày quá rộng.
- Nếu bạn cảm thấy càng tập càng đau, bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Khởi động nhẹ đầu gối trước khi đi bộ
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn biết được những lợi ích của việc đi bộ đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Với các bệnh này bạn không nên tự ý dùng thuốc mà hãy đến các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây ra các cơn đau và xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp