Góc thắc mắc: Răng đang đau có lấy tủy được không?
Tuỷ răng là bộ phận quan trọng đảm nhận nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất nuôi răng. Khi tuỷ răng bị viêm nhiễm, răng sẽ bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết và dần yếu đi. Lúc này, lấy tuỷ răng được xem là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất giúp ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, bảo toàn răng tự nhiên cũng như ngăn chặn các tình trạng không tốt như hơi thở có mùi, mất răng vĩnh viễn,...
Khi thực hiện hút tuỷ răng, cần đảm bảo thực hiện 3 nguyên tắc điều trị gồm:
- Vô trùng.
- Hút sạch toàn bộ tuỷ và làm sạch hoàn toàn hệ thống ống tuỷ. Tạo hình hệ thống ống tuỷ.
- Trám kín ống tuỷ 3 mặt theo chiều không gian.
Răng đang đau có lấy tuỷ được không?
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết răng đang đau có lấy tuỷ được không thì câu trả lời sẽ là "Có". Theo các nha sĩ, phương pháp lấy tuỷ răng cần được diễn ra càng sớm càng tốt để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
![Góc thắc mắc: Răng đang đau có lấy tủy được không? 01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_rang_dang_dau_co_lay_tuy_duoc_khong_01_d9e6b7fcac.jpeg)
Bên cạnh đó, các nha sĩ cũng nhấn mạnh lấy tuỷ răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ, thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích như:
- Răng không còn cảm giác đau nhức.
- Không lo bị kích ứng hay ê buốt răng khi ăn thức ăn quá nóng hoặc đồ lạnh.
- Cải thiện tình trạng hôi miệng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý răng sau khi đã lấy tuỷ thì sẽ không được như ban đầu bởi đã mất đi chất nuôi dưỡng chính. Nhưng về cơ bản thì các chức năng chính của răng vẫn có thể thực hiện được.
Khi nào cần thực hiện hút tuỷ răng?
Tuỷ răng là một bộ phận quan trọng. Bởi vậy chỉ khi tuỷ răng bị tổn thương và xuất hiện một số các dấu hiệu nhận biết, bạn sẽ phải tiến hành hút tuỷ răng càng sớm càng tốt để tránh vi khuẩn sinh sôi mạnh trong buồng tuỷ gây nhiễm trùng hoặc áp xe răng.
Các triệu chứng nhận biết cụ thể, bao gồm:
- Răng đột ngột đổi sang màu sẫm.
- Nướu xuất hiện mụn nước và thường xuyên tái phát.
- Răng xuất hiện cảm giác đau đớn khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh.
- Nướu bị sưng và dị ứng.
- Bị đau răng dữ dội khi ấn nhẹ hoặc.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp không xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào nhưng tuỷ trong răng vẫn bị tổn thương và phân huỷ.
Lấy tuỷ tăng phải trải qua những bước nào?
Bước đầu tiên trong quá trình lấy tuỷ răng là chụp X-quang để nha sĩ kiểm tra hình dạng vụng răng chuẩn bị rút tuỷ; đồng thời xác định liệu có dấu hiệu nhiễm trùng ở khu vực xương xung quanh hay không.
Tiếp đó, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng gần răng. Trên thực tế, bước gây tê có những trường hợp không cần thiết bởi khi tuỷ răng đã bị viêm cũng đồng nghĩa dây thần kinh khu vực đó đã chết. Tuy nhiên, hầu hết các nha sĩ vẫn gây tê để người bệnh cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Sau đó, nha sĩ sẽ đặt một miếng cao su xung quanh răng chuẩn bị rút tuỷ để đảm bảo khu vực đó không bị dính nước bọt trong suốt quá trình điều trị. Rồi khoan một lỗ kết nối vào răng để thực hiện quá trình dọn dẹp vi khuẩn và các mảnh vụn liên quan. Sau khi công đoạn này kết thúc, tuỷ răng sẽ được gọt giũa lại.
![Góc thắc mắc: Răng đang đau có lấy tủy được không? 02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_rang_dang_dau_co_lay_tuy_duoc_khong_04_1b93c6e365.jpeg)
Nếu quá trình điều trị chưa kết thúc và bạn được yêu cầu một tuần sau quay lại thì nha sĩ sẽ đặt một lỗ nhỏ tạm thời bít lên lỗ hổng bên ngoài răng để thức ăn, các vi khuẩn, chất bẩn không xâm nhập vào bên trong. Trong lần hút tuỷ thứ 2, nha sĩ sẽ bôi một lớp keo dính và hợp chất cao su gutta-percha vào bên trong tuỷ răng để lấp đầy. Tiếp theo trám lại phần lỗ hổng với keo dính nha khoa.
Cuối cùng, tuỳ vào từng trường hợp nặng hay bị trám quá nhiều, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện thêm các liệu pháp phục hồi bảo vệ răng khác.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi thực hiện hút tuỷ
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải chăm sóc răng miệng đúng cách cũng như có chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là cách chăm sóc răng miệng được các nha sĩ khuyên nên áp dụng. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
- Chải dọc răng hoặc chải răng theo vòng tròn khoản 3 - 5 phút mỗi lần đánh để loại bỏ hết các vi khuẩn, cặn thức ăn bám trong kẽ răng.
- Thay đổi bàn chải định kỳ 3 tháng/lần và ưu tiên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm tránh làm chảy máu chân răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hằng ngày để loại bỏ hết các mảng bám trên răng.
- Tuyệt đối không sử dụng vật sắc nhọn như tăm để xỉa răng.
- Vệ sinh lưỡi thường xuyên để lọc sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
- Sau khi lấy tuỷ răng, bạn không nên sử dụng các thực phẩm cứng, dai, hoặc đồ quá nóng, lạnh sẽ dễ khiến răng trở nên nhạy cảm, bị tổn thương.
- Nên sử dụng thực phẩm mềm, dễ nuốt như sữa, cháo, soup,...
- Hình thành thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của răng miệng.
![Góc thắc mắc: Răng đang đau có lấy tủy được không? 03](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_rang_dang_dau_co_lay_tuy_duoc_khong_02_f7f3d423f4.jpeg)
Trên đây, Hà An Pharmacy đã giải đáp thắc mắc “Răng đang đau có lấy tuỷ không?”. Mong rằng những thông tin được trình bày trong bài viết sẽ hữu ích cho tất cả mọi người.
Xem thêm: Quy trình lấy tủy răng từ A-Z
Tú Anh
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, vinmec.com