Giai đoạn phát triển bệnh giang mai qua thời gian bạn nên biết

Giang mai là căn bệnh truyền nhiễm lây chủ yếu qua hoạt động tình dục. Giai đoạn phát triển bệnh giang mai sẽ trải qua 4 thời kỳ với những triệu chứng và đặc điểm khác nhau. Thậm chí, các triệu chứng có thể chồng chéo lên nhau, không phát triển theo một thứ tự. Điều đó, khiến cho bệnh nhân không hề biết bản thân mắc bệnh giang mai trong nhiều năm.

Bệnh giang mai xuất phát từ đâu?

Căn bệnh xã hội phổ biến mang tên giang mai hình thành là bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum xâm nhập vào cơ thể của người bệnh, tại các vết loét trong quá trình quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng. Bạn có thể thấy ngay những vết loét của bệnh giang mai trên hoặc xung quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc trong trực tràng, thậm chí cả ở môi, trong miệng.

Bệnh giang mai xuất phát từ xoắn khuẩn Treponema Pallidum Bệnh giang mai xuất phát từ xoắn khuẩn Treponema Pallidum

Căn bệnh giang mai không lây cho người khác thông qua việc nắm cửa, dùng chung quần áo, dụng cụ ăn uống hay bồn tắm, bồn nước nóng hoặc ngồi trên bệ nhà vệ sinh. Thế nhưng quá trình mang thai, bệnh có thể lây từ mẹ sang con.

4 giai đoạn phát triển bệnh giang mai

Như đã nói, giai đoạn phát triển bệnh giang mai tiến triển theo 4 thời kỳ. Mỗi thời kỳ sẽ xuất hiện những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Thậm chí, ở mỗi giai đoạn, triệu chứng của bệnh còn không thật sự rõ ràng hoặc có thể chồng chéo lên nhau.

Giai đoạn đầu tiên

Trong giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng của bệnh giang mai thường xuất hiện 10 ngày đến 3 tháng, sau khi người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Lúc này, dấu hiệu mà bệnh nhân có thể nhìn thấy, đó là một hoặc nhiều săng giang mai tại vị trí mà xoắn khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể như quy đầu, bìu, dương vật, môi bé, môi lớn, mép âm hộ…

Đặc trưng của săng giang mai là vết trợt nông có hình bầu dục hoặc hình tròn ở trên nền cứng. Thông thường, khoảng 3 - 6 tuần, các vết săng sẽ tự lành. Nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Thậm chí, đó là sự báo hiệu bệnh nhân sắp bước vào giai đoạn 2 của bệnh giang mai.

Giai đoạn thứ hai

Giai đoạn phát triển bệnh giang mai tiếp theo sẽ đến sau khi vết săng đầu tiên xuất hiện khoảng 2 - 10 tuần. Lúc này, bệnh nhân có thể sẽ có những triệu chứng như: Sốt, giảm cân, đau đầu, đau cơ, rụng tóc, mệt mỏi cực độ, sưng các tuyến, phát ban ở da gây ra vết loét nhỏ, màu nâu đỏ, có các vết loét trong miệng, âm đạo hoặc hậu môn…

Những triệu chứng đó có thể kéo dài đến 1 năm và dù bệnh nhân có chữa trị hay không thì nó vẫn biến mất. Thế nhưng, kể cả khi các triệu chứng chưa quay trở lại thì xoắn khuẩn Treponema Pallidum vẫn âm thầm sống trong cơ thể của người bệnh.

Các giai đoạn phát triển bệnh giang mai Các giai đoạn phát triển bệnh giang mai

Giai đoạn tiềm ẩn

Trường hợp bệnh nhân không điều trị căn bệnh giang mai ở giai đoạn 2 thì có thể chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua giai đoạn phát triển bệnh giang mai này. Bởi, ở giai đoạn tiềm ẩn, bệnh không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng xoắn khuẩn Treponema Pallidum vẫn tồn tại trong cơ thể, nên trong một số trường hợp, sau nhiều năm nhiễm bệnh, bệnh nhân có thể “nhảy vọt” từ giai đoạn tiềm ẩn đến thẳng luôn giai đoạn cuối của giang mai.

Giai đoạn cuối

Đây được cho là giai đoạn phát triển bệnh giang mai cuối cùng và nguy hiểm nhất. Giai đoạn này có thể xuất hiện sau 10 - 30 năm, tính từ khi bị xoắn khuẩn Treponema Pallidum xâm nhập vào cơ thể. Khi ấy, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, tổn thương nội tạng vĩnh viễn, gặp vấn đề về não, hệ thần kinh, bị điếc, mù lòa, sa sút trí tuệ, thay đổi tính cách, viêm mạch máu… Thậm chí bị đột quỵ, tử vong, mất mạng. 

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai

Sau khi đã biết các giai đoạn phát triển bệnh giang mai thì nhiều người lại lo lắng không biết làm thế nào để có thể phát hiện ra căn bệnh xã hội này sớm nhất?

Phương pháp chữa trị bệnh giang mai Phương pháp chữa trị bệnh giang mai

Hiện nay tại các cơ sở y khoa, có khá nhiều phương pháp chẩn đoán được bệnh giang mai:

Xét nghiệm máu

Trường hợp cơ thể bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum, nó sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật. Nhờ đó, bác sĩ có thể lấy mẫu máu của bệnh nhân để xét nghiệm huyết thanh, tìm kháng thể giang mai trong máu. Kết quả xét nghiệm máu mà phát hiện loại kháng thể này thì chứng tỏ người đó đang mang xoắn khuẩn Treponema Pallidum trong người và đã mắc bệnh giang mai.

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm

Y bác sĩ sẽ chọc lấy dịch tại vết loét trên cơ thể, mang đi soi dưới kính hiển vi. Từ đó, các xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ được phát hiện kịp thời để tiêu diệt trong thời gian sớm nhất.

Xét nghiệm dịch não tủy

Nếu bệnh nhân có biểu hiện thần kinh bất ổn, kèm một số triệu chứng khác của bệnh giang mai, bác sĩ có thể sẽ cho chọc dịch não tủy đem đi xét nghiệm. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho giai đoạn phát triển bệnh giang mai tiềm ẩn và giai đoạn cuối.

Mong rằng với những chia sẻ về các giai đoạn phát triển bệnh giang mai như trên, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích, thú vị để biết cách tự bảo vệ bản thân mình thật an toàn, khỏe mạnh.

Phiến Trần

Nguồn tham khảo: Vinmec



Chat with Zalo