Giải đáp: Tiêm thuốc tránh thai có bị nám không?

Nám da là hiện tượng gia tăng sắc tố melanin trên da, thường gặp ở phái nữ do tác động của nhiều yếu tố. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc rối loạn nội tiết tố nữ, có thể là trong giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh. Vì vậy việc sử dụng thuốc tránh thai khiến chị em lo lắng và sự thay đổi nội tiết này. Vậy tiêm thuốc tránh thai có bị nám không? Hãy cùng Hà An tìm ra câu trả lời nhé!

Tiêm thuốc tránh thai có bị nám không?

Sử dụng thuốc tránh thai chính là phương pháp hiệu quả được đa số chị em tin dùng để tránh trường hợp có thai ngoài ý muốn. Việc làm này khiến cho nội tiết tố bên trong thay đổi và đây cũng chính là những cản trở e ngại nhất khi chị em lựa chọn phương pháp này.

Thắc mắc, tiêm thuốc tránh thai có bị nám không? Câu trả lời là KHÔNG. Bởi tránh thai bằng phương pháp tiêm thuốc là một biện pháp tránh thai tạm thời nhưng hiệu quả lại lên cao đến 95%. Trên thực tế có khoảng 30% phụ nữ sau khi thực hiện tiêm thuốc tránh thai xuất hiện tình trạng vô kinh.

Giải đáp: Tiêm thuốc tránh thai có bị nám không? 1
Tiêm thuốc tránh thai có bị nám không? 

Bên cạnh đó tiêm thuốc tránh thai sẽ đem lại một số những tác dụng phụ như giảm ham muốn tình dục, tăng cân bất thường… Và tránh thai bằng phương pháp tiêm sẽ hoàn toàn không gây nám da nên chị em hãy cứ yên tâm nhé.

Phương pháp tiêm thuốc tránh thai có an toàn không?

Thời gian thực hiện phương pháp tiêm thuốc tránh thai sẽ được thực hiện mỗi tháng ba lần. Các vị trí tiêm có thể là bắp tay, tiêm dưới da tay hoặc mông.

Khi tiêm vào cơ thể, hormone progesterone làm ức chế quá trình rụng trứng, khiến cho lượng chất nhầy có trong tử cung dày hơn gây cản trở tinh trùng khi muốn xâm nhập vào trứng. Từ đó ngăn cản quá trình thụ thai của phái nữ.

Giải đáp: Tiêm thuốc tránh thai có bị nám không? 2
Liệu rằng tiêm thuốc tránh thai có an toàn không? 

So với các phương pháp khác thì tiêm thuốc tránh thai được xem là cách làm nhanh và hữu hiệu nhất. Với những ưu điểm như: 

  • Không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
  • Nếu muốn có thai bạn chỉ việc ngưng thuốc.
  • Không ảnh hưởng đến việc cho con bú hay lượng sữa nuôi con.
  • Không gây phản ứng với những thuốc khác, đặc biệt không làm cản trở đến quá trình trao đổi chất và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Không phải canh giờ uống thuốc mỗi ngày.
  • Có hiệu quả tránh thai cao và kéo dài.

Những tác động của thuốc tránh thai lên cơ thể 

Mặc dù việc tiêm thuốc tránh thai sẽ không gây nám trên da nhưng lại có một số những tác động nhất định lên cơ thể. Đa phần những hiện tượng xảy ra sau đây chỉ xuất hiện trong 2 - 3 tuần đầu tiên, và sẽ biến mất dần khi cơ thể quen với thuốc:

Mất kinh

Chị em sẽ thường cảm thấy lo lắng với tình trạng mất kinh nguyệt vì sợ ảnh hưởng đến sinh sản nhưng hãy hoàn toàn yên tâm nhé. Thực sự hiện tượng này xảy ra là do niêm mạc tử cung không phát triển và bong ra nên không có hiện tượng xuất hiện kinh nguyệt. Hiện trạng này được xem như là đặc điểm chung phổ biến nhất khi sử dụng phương pháp tiêm tránh thai.

Giải đáp: Tiêm thuốc tránh thai có bị nám không? 3
Tiêm thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt 

Rong kinh hay rong huyết

Triệu chứng đặc trưng trong ba tháng đầu là thời gian kéo dài kinh hơn 7 ngày và đôi lúc kinh sẽ rỉ máu liên tục. Cũng có thể rong kinh là tác dụng phổ biến thứ hai của việc sử dụng thuốc tránh thai. Với trường hợp này bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt và thuốc sắt nhé.

Tăng cân

Theo các nghiên cứu cho thấy thuốc tránh thai có thể gây tăng cân nhanh và có thể lên tới 5% cân nặng trong vòng 6 tháng.

Các tác dụng khác

Ngoài ra tiêm thuốc tránh thai sẽ gây nên một số những biểu hiệu như:

  • Nhức đầu;
  • Căng thẳng, dễ nổi giận;
  • Lông, tóc phát triển nhanh hoặc có thể rụng tóc kéo dài;
  • Nổi mụn.

Có thể thấy việc tiêm thuốc tránh thai không gây nám nhưng lại có thể gây ra một số những tác dụng phụ khác, mặc dù vậy đây vẫn là phương pháp an toàn khi sử dụng. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé!

Ly Huỳnh 

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com



Chat with Zalo