
Thuốc Artlanzo Lark điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày tá tràng (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc dạ dày
Quy cách
Viên nang cứng - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Thương hiệu
- Lark Laboratories.
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VN-20007-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Artlanzo là sản phẩm của Lark Laboratories (India) Ltd., có chứa thành phần hoạt chất chất là Lansoprazol. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày tá tràng lành tính liên quan đến sử dụng NSAID hoặc không sử dụng NSAID.
Cách dùng
Thuốc dạng viên dùng đường uống. Uống thuốc một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Nên uống lansoprazol ít nhất 30 phút trước khi ăn. Viên nang nên được nuốt toàn bộ cùng với thức uống.
Liều dùng
- Điều trị loét tá tràng: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 2 tuần. Ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, thuốc được tiếp tục ở liều lượng tương tự cho mỗi hai tuần.
- Điều trị loét dạ dày: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 4 tuần. Loét thường lành trong vòng 4 tuần, nhưng ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, thuốc có thể được tiếp tục ở liều tương tự trong 4 tuần nữa.
- Viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 4 tuần. Ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, việc điều trị có thể được tiếp tục ở liều tương tự khác 4 tuần.
- Dự phòng viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là 15mg mỗi ngày một lần. Liều có thể được tăng lên đến 30mg mỗi ngày khi cần thiết.
- Điều trị loét dạ dày và tá tràng lành tính liên quan đến sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ở những bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng NSAID: Liều khuyến cáo là 30mg mỗi ngày một lần trong 4 tuần. Nếu bệnh nhân không hoàn toàn lành bệnh, việc điều trị có thể được tiếp tục thêm 4 tuần. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ hoặc bị loét rất khó để chữa lành, một khóa điều trị dài hạn và/hoặc liều cao hơn có lẽ nên được tính tới.
- Dự phòng loét dạ dày và tá tràng liên quan đến NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ cao vẫn phải điều trị bằng NSAID: Liều khuyến cáo là 15mg mỗi ngày một lần. Nếu điều trị không đạt, liều 30mg một lần hàng ngày nên được sử dụng.
- Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Liều khuyến cáo là 15mg hoặc 30mg mỗi ngày. Nên xem xét điều chỉnh liều căn cứ vào tình trạng từng bệnh nhân. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 4 tuần với liều lượng hàng ngày 30mg, cần có những xem xét kỹ hơn.
- Hội chứng Zollinser-Ellison: Liều ban đầu được đề nghị là 60mg mỗi ngày một lần. Liều dùng nên được điều chỉnh căn cứ vào tình trạng từng bệnh nhân và điều trị nên tiếp tục kéo dài khi cần thiết. Liều hàng ngày lên đến 180mg đã được sử dụng. Nếu liều hàng ngày vượt quá 120mg, nên được chia làm hai lần uống trong ngày.
- Bệnh nhân suy gan hoặc thận: Không có cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân có bệnh gan từ vừa đến nặng nên cần sự giám sát thường xuyên và cần giảm 50% liều hàng ngày.
- Người cao tuổi: Do độ thanh thải của lansoprazol giảm ở người cao tuổi nên cần điều chỉnh liều dựa trên nhu cầu từng cá nhân. Liều dùng hàng ngày không được vượt quá 30mg ở người cao tuổi, trừ khi có chỉ định lâm sàng khác.
- Trẻ em: Việc sử dụng của lansoprazol là không được khuyến cáo ở trẻ em vì dữ liệu lâm sàng còn hạn chế. Nên tránh điều trị ở trẻ nhỏ dưới một tuổi vì các dữ liệu sẵn có không cho thấy tác dụng có lợi trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Làm gì khi dùng quá liều?
- Tác động của quá liều trên lansoprazol ở người chưa được biết đến, và do đó, không có cách điều trị.
- Trong trường hợp nghi ngờ quá liều, bệnh nhân cần được theo dõi. Chạy thận nhân tạo loại bỏ không đáng kể lansoprazol. Làm rỗng dạ dày, sử dụng than hoạt và điều trị triệu chứng nếu cần thiết.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Phổ biến (> 1/100, 1/10):
- Rối loạn hệ thống thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt.
- Rối loạn dạ dày ruột: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, ói mửa, đầy hơi, khô miệng.
- Rối loạn gan mật: Tăng men gan.
- Rối loạn da và mô dưới da: Nổi mề đay, ngứa, phát ban.
- Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Mệt mỏi.
Không phổ biến (> 1/1000, < 1/100):
- Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu.
- Rối loạn tâm thần: Trầm cảm.
- Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ.
- Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Phù.
Hiếm gặp (> 1/10000, 1/1000):
- Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Thiếu máu.
- Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, ảo giác, rối loạn.
- Rối loạn hệ thống thần kinh: Bồn chồn, dị cảm, buồn ngủ và run.
- Rối loạn thị giác: Rối loạn tầm nhìn.
- Rối loạn dạ dày ruột: Viêm lưỡi, Candida thực quản, viêm tụy, rối loạn vị giác.
- Rối loạn gan mật: Viêm gan, viêm da.
- Rối loạn da và mô dưới da: Xuất huyết chấm nhỏ dưới da, ban xuất huyết, rụng tóc, hồng ban đa dạng, nhạy cảm ánh sáng.
- Rối loạn thận niệu: Viêm thận kẽ.
- Rối loạn ngực và hệ: Vú to.
- Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Sốt, tăng tiết mồ hôi, phù mạch, chán ăn, bất lực.
Rất hiếm gặp (< 1/10000):
- Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.
- Rối loạn da và mô dưới da: Hội chứng Steven-Johnson syndrome, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
- Rối loạn dạ dày ruột: Viêm đại tràng, viêm miệng.
- Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Sốc phản vệ.
- Rối loạn khác: Tăng cholesterol huyết, tăng natri huyết.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan









Tin tức











