Giải đáp thắc mắc vì sao lại có hiện tượng bị nghẹt mũi khi nằm?

Nghẹt mũi mỗi khi nằm xuống là triệu chứng làm cho chúng ta khó chịu, lo lắng và không thể ngủ ngon giấc. Tình trạng này làm gián đoạn giấc ngủ của các bạn, gây ra những thay đổi tiêu cực về tinh thần. Vậy nghẹt mũi khi nằm do nguyên nhân nào gây ra và cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Nghẹt mũi khi nằm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ.

Nghẹt mũi khi nằm là gì?

Đây là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng, điều này sẽ làm cho không khí không được lọc mà đi thẳng xuống phổi làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường hô hấp và gây khô miệng.

Nghẹt mũi mỗi khi nằm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và dễ dẫn tới suy nhược cơ thể, nghiêm trọng hơn là trầm cảm nếu mất ngủ kéo dài. Việc nghẹt mũi dẫn tới thiếu oxy cung cấp cho não vì không khí vào phổi bị hạn chế, tình trạng này có thể khiến người bệnh chóng mặt, đau đầu,... Ngoài ra nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này thì phụ huynh nên hết sức chú ý vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ.

Giải đáp thắc mắc vì sao lại có hiện tượng bị nghẹt mũi khi nằm? 1 Nghẹt mũi khi nằm là tình trạng bệnh mà nhiều người gặp phải

Tại sao khi nằm lại bị nghẹt mũi?

Nghẹt mũi khi nằm có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Viêm xoang: Là tình trạng lớp niêm mạc phía bên trong bị viêm do cảm cúm, gây ra hiện tượng tăng tiết dịch từ xoang qua khe mũi và gây nghẹt mũi khi người bệnh nằm xuống.
  • Viêm mũi dị ứng: Một số người có cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết hoặc môi trường bị ô nhiễm nên khi tiếp xúc với những tác nhân dị ứng này sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sổ mũi, hắt hơi liên tục và bao gồm cả nghẹt mũi khi nằm nghỉ nghơi,...
  • Cảm cúm: Đây là tình trạng khá phổ biến và thường kèm theo các triệu chứng khác như: Đau đầu, sốt, mệt mỏi khiến người bệnh ăn ngủ không ngon. Thường thì cảm cúm sẽ kéo dài 7 đến 10 ngày và các bạn không cần quá lo lắng về những triệu chứng này.
  • Viêm Amidan: Là bệnh lý xảy ra do vi khuẩn tích tụ trong các dịch mũi còn tồn đọng trong hốc amidan gây nên tắc nghẽn hô hấp và là một trong những cách lý giải cho tình trạng bị nghẹt mũi khi nằm.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Xảy ra khi các loại thức ăn trong dạ dày chảy ngược lên họng và có khi là trào lên cả mũi. Có nghiên cứu cho rằng viêm mũi và bệnh lý này có mối liên hệ với nhau. Việc trào ngược dạ dày thường xuất hiện vào ban đêm vì tư thế ngủ dễ tạo điều kiện cho dòng chảy ngược chiều, từ đó khiến người bệnh bị nghẹt mũi khi đang nằm.

Ngoài những nguyên nhân trên đây thì việc người bệnh nghẹt mũi khi đang nằm cũng có thể do sự tác động của các tác nhân bên ngoài như khói thuốc lá, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,... khiến mũi bị kích ứng vào ban đêm.

Giải đáp thắc mắc vì sao lại có hiện tượng bị nghẹt mũi khi nằm? 2 Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nghẹt mũi khi nằm

Cách giảm nghẹt mũi mỗi khi nằm

Thực chất hiện tượng nghẹt mũi khi nằm ngủ không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể chuyển sang mãn tính, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây biến chứng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị nghẹt mũi đơn giản có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà chúng tôi đã tổng hợp được.

  • Khi nằm ngủ kê gối cao, hạn chế ăn khuya và không mặc quần áo chật quá để tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản tái phát.
  • Tránh xa khói thuốc lá nhất là trường hợp bạn nghẹt mũi do viêm xoang vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa và thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trong mũi cũng như loại bỏ bớt kháng nguyên bám ở bề mặt mũi.
  • Vận động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga giúp khí huyết lưu thông và dễ ngủ hơn.
  • Xông mũi bằng tinh dầu giúp đường thở được thông thoáng, nhờ đó mà dịch nhầy loãng bớt ngoài ra còn giúp tinh thần của bạn thư thái hơn.
    Giải đáp thắc mắc vì sao lại có hiện tượng bị nghẹt mũi khi nằm? 3 Xông mũi bằng tinh dầu để cải thiện tình trạng nghẹt mũi

Vì có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi nên nếu muốn chấm dứt tình trạng này, quý bạn cần phải tìm ra chính xác lý do tại sao bản thân bị nghẹt mũi khi nằm để có những cách xử lý phù hợp. Quan trọng hơn, không phải tình trạng của ai cũng giống nhau, có thể là do những nguyên nhân khác nên tuyệt đối không nên nghe lời khuyên chữa trị từ người khác rồi làm theo vì dễ làm bệnh nặng hơn và thậm chí còn khiến cho việc điều trị sau này khó khăn.

Hy vọng rằng với bài viết này, qúy đọc giả sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng nghẹt mũi khi nằm cũng như nắm bắt được các cách điều trị hiệu quả tại nhà. Hà An Pharmacy xin cảm ơn và hẹn gặp lại quý bạn trong những bài viết chia sẻ tiếp theo.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo