Giải đáp thắc mắc: Độn cằm cần kiêng những gì?
Độn cằm là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đang được ưa chuộng hiện nay. Việc bạn sở hữu chiếc cằm xinh xắn, hài hòa với khuôn mặt, thanh tú và sang trọng đã không còn quá khó khi các thiết bị hiện đại đang được các viện thẩm mỹ không ngừng đầu tư.
Có nhiều phương pháp độn cằm khác nhau, tùy thuộc vào dáng cằm và cấu trúc khuôn mặt của mỗi người. Tuy nhiên, dù bạn chọn phương pháp độn cằm nào đi chăng nữa, việc kiêng cữ sau khi độn cằm được đánh giá rất quan trọng, giúp vết thương nhanh lành, giúp cuộc phẫu thuật thành công cũng như hạn chế những vấn đề vết thương bị viêm nhiễm không mong muốn.
Do đó, việc độn cằm cần kiêng những gì là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm và tìm hiểu của các tín đồ đam mê làm đẹp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề độn cằm cần kiêng những gì qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Độn cằm cần kiêng những gì?
Sau khi thực hiện độn cằm tại bệnh viện hoặc viện thẩm mỹ, bạn cần chú ý những vấn đề kiêng cử dưới đây nhằm giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra nhiễm trùng vết thương và giúp cho vết thương nhanh lành các bạn nhé!
Kiêng ăn thực phẩm dễ gây ra sẹo lồi
Những thực phẩm có nguy cơ gây ra sẹo lồi và làm đầy vết thương như rau muống cần nên kiêng sau khi phẫu thuật độn cằm. Thay vào đó, bạn có thể ăn những loại rau bổ dưỡng và lành tính khác.
Kiêng ăn những thực phẩm dai và cứng
Sau khi phẫu thuật độn cằm bạn nên kiêng ăn những thức ăn dai và cứng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, xương sụn hoặc các loại thịt quá dai,… Lí do là vì lúc này, cơ quai hàm và chiếc cằm của bạn vẫn chưa thực sự ổn định đồng thời không thể chịu được lực tác động quá mạnh và liên tục khi nhai.
Từ đó, dễ làm xê dịch sụn và lệch dáng cằm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau khi vết thương lành. Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm mềm và loãng như cháo gạo tẻ, các món súp hoặc thực phẩm xay nhuyễn.
Kiêng ăn những thực phẩm dễ gây ngứa, dị ứng
Các loại hải sản có rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn sau khi độn cằm bạn nên tránh ăn hải sản như các loại tôm, cua, cá biển, ốc, mực,… Nguyên nhân là vì những loại hải sản hay những thực phẩm có mùi tanh này dễ gây ra tình trạng dị ứng hải sản, ngứa ngáy khó chịu và rất nguy hiểm đối với vết thương hở - đặc biệt là đối với vết thương phẫu thuật độn cằm.
Kiêng ăn những thực phẩm dễ mưng mủ
Các thực phẩm dễ gây ra tình trạng vết thương nhiễm trùng mưng mủ, gây ra dịch mủ ở cằm như thịt gà và các loại thức ăn được chế biến từ gạo nếp cũng cần được kiêng cử sau khi độn cằm. Đặc biệt đối với đồ nếp như xôi, chè nếp, bánh tét, bánh chưng,… cần hạn chế tối đa, bởi nếp có tính nóng trong, dễ gây ra tình trạng mưng mủ vết thương, ảnh hưởng đến chiếc cằm sau này.
Kiêng những thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da
Những thực phẩm khác như trứng, thịt bò, các món cay nóng,… là những loại thực phẩm cần phải tránh ăn sau khi phẫu thuật độn cằm. Bởi những thức ăn cay và nóng sẽ gây ra khó chịu sau khi gây tê cục bộ, dễ xảy ra tình trạng buồn nôn, nôn và khó chịu.
Ngoài ra, trứng sẽ khiến cho vùng da tại vết thương bị thay đổi màu sắc sau khi lành, cụ thể sẽ có màu trắng hơn so với vùng da xung quanh, thậm chí trông có vẻ loang lổ như lang ben, gây ảnh hưởng nhiều tới vấn đề thẩm mỹ. Còn đối với thịt bò nó sẽ khiến cho vết thương sậm màu, khi lành dễ để lại sẹo lồi và cả sẹo thâm.
Nên kiêng sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và cà phê,… sẽ khiến cho quá trình hồi phục vết thương kéo dài và tăng nguy cơ xảy ra nhiễm trùng.
Kiêng đi xông hơi sau khi độn cằm
Ngoài ra, trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật độn cằm, bạn nên kiêng xông hơi bởi điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Việc ăn quá nhiều dầu và mỡ động vật sẽ tăng gánh nặng cho cơ quan nội tạng, khiến nhiệt lượng tăng cao, gây ảnh hưởng đến việc liền vết mổ.
Độn cằm nên kiêng vết thương tiếp xúc với nước
Để giải đáp thắc mắc cuối cùng về độn cằm nên kiêng những gì, bạn đọc nên kiêng vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước. Bởi điều này có thể sẽ khiến cho vết thương dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn đọc tuyệt đối không được tự ý tháo băng cố định ở cằm hoặc tuyệt đối không được tác động mạnh hoặc va chạm, sờ nắn nhiều lần lên vùng cằm hậu phẫu.
Nên kiêng cữ trong thời gian bao lâu sau khi độn cằm?
Ngoài thắc mắc về việc độn cằm cần kiêng những gì, thì việc nên kiêng cữ trong bao lâu là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thời gian kiêng cữ những vấn đề trên lại rất khó để có một câu trả lời cụ thể cho từng trường hợp.
Tùy vào cơ địa cùng phương pháp phẫu thuật cằm sẽ có một thời gian kiêng cữ phù hợp. Tuy nhiên, thông thường một vết thương phẫu thuật sẽ phải trải qua 3 giai đoạn hồi phục. Cụ thể là: Giai đoạn liền miệng vết thương, giai đoạn lành vết thương và giai đoạn hồi phục hoàn toàn. Trong tất cả 3 giai đoạn này thường kéo dài từ 2 – 4 tuần. Do đó, bạn chỉ nên dừng việc kiêng cữ khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn để tránh xảy ra những rủi ro hoặc biến chứng ngoài ý muốn.
Những vấn đề lưu ý trong kiêng cữ khi độn cằm
Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, tất cả người sau phẫu thuật nên bắt đầu một chế độ ăn uống có ít chất béo và ít muối hơn so với bình thường. Ngoài việc kiêng cữ những thực phẩm ở trên, những người sau phẫu thuật nên áp dụng một chế độ ăn có lợi cho sức khỏe và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cụ thể như ăn nhiều hơn các loại rau củ, những thực phẩm giàu sắt, kẽm, các thực phẩm dễ tiêu hóa, sinh tố trái cây,… nhằm cung cấp đủ calo cần thiết cho sự vận động của cơ thể.
Trên đây là những thông tin về vấn đề độn cằm cần kiêng những gì, hi vọng mang lại giá trị cho quý độc giả. Sau khi độn cằm, để đảm bảo việc hậu phẫu được diễn ra tốt đẹp thì vấn đề kiêng cữ đúng cách góp phần rất lớn đến sự thành công của ca phẫu thuật độn cằm. Do đó, bạn khi độn cằm nên kiêng cữ đúng cách để có được chiếc cằm như ý nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp