Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày ăn phở được không?

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý mà nhiều người thường gặp. Trong số những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, thói quen ăn uống không lành mạnh là phổ biến nhất. Vậy nếu thích ăn phở thì đau dạ dày ăn phở được không? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng bao tử bị tổn thương hoặc chỉ có rối loạn vận động của dạ dày kèm theo tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị. Tình trạng khó chịu này thông thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và dữ dội lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đau dạ dày có thể xuất hiện ở chính giữa bụng (vùng thượng vị), cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Bạn có thể bị đau khi đói hoặc vào ban đêm, cũng có thể sau khi ăn khiến người bệnh cảm giác tức nặng bụng, không ăn được nhiều.

Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày ăn phở được không? 1
Đau dạ dày gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị

Bệnh đau dạ dày gây nên nhiều triệu chứng như:

  • Ợ chua hoặc trào ngược axit;
  • Buồn nôn;
  • Đầy hơi;
  • Ợ hơi lên kèm theo thức ăn hoặc chất lỏng có vị đắng, mùi hôi;
  • Hơi thở có mùi chua hoặc hôi.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Loét dạ dày tá tràng

Đau dạ dày có thể do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra hoặc dùng thuốc Aspirin hay các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid. Ngoài ra, bệnh có thể xuất phát từ các nguyên nhân hiếm gặp như hội chứng Zollinger- Ellison, bệnh Crohn

Viêm niêm mạc dạ dày tá tràng cấp tính 

Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau khi ăn gia vị cay nóng, uống rượu bia nhiều hoặc sau khi dùng Aspirin hay thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid.

Khối u ác tính tại thực quản 

Những người hút thuốc lá và uống bia rượu nhiều hay mắc ung thư vùng tâm vị thực quản. Ung thư dạ dày thường xảy ra ở những người ở tuổi trung niên. Triệu chứng đau dạ dày cũng do những nguyên nhân nguy hiểm này gây ra.

Chứng khó tiêu chức năng

Bệnh nhân thường có triệu chứng đau hoặc tức hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, ăn nhanh no và có cảm giác ấm ách sau khi ăn. Chỉ thực hiện nội soi dạ dày mới xác định tình trạng niêm mạc viêm teo hay đã tiến triển thành viêm loét niêm mạc dạ dày.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau bao tử là thói quen ăn uống không lành mạnh như:

  • Ăn uống không điều độ.
  • Ăn quá nhanh, quá no hoặc bụng quá đói.
  • Ăn đồ chiên rán, cay nóng, đồ chua.
  • Vừa ăn vừa giải trí.
  • Ăn thực phẩm bẩn, ôi thiu…
  • Dùng nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá…

Stress và lo lắng kéo dài

Các hormone và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể sẽ được giải phóng khi tâm lý căng thẳng, lo lắng. Nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến hiện tượng ợ chua, đầy hơi, đau bụng…

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc có tác dụng phụ là có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn đến các rối loạn khác ở hệ tiêu hóa.

Dị ứng, không dung nạp thực phẩm

Đầy hơi và đau dạ dày có thể do dị ứng và không dung nạp thực phẩm. Một số loại thực phẩm thường gây tình trạng này như: Sữa, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, trứng, động vật có vỏ (ốc, nghêu…), cá.

Đau dạ dày ăn phở được không?

Người đau dạ dày thường quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và thắc mắc rằng đau dạ dày ăn phở được không. Theo các chuyên gia, người đau dạ dày không nên ăn phở do nguyên liệu làm phở là tinh bột đã lên men, có vị chua không tốt cho dạ dày.

Ăn phở quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng, làm tình trạng đau dạ dày nặng hơn. 

Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày ăn phở được không? 2
Nhiều người yêu phở thường thắc mắc đau dạ dày ăn phở được không.

Sau đây là những nguyên nhân khiến người đau dạ dày nên hạn chế ăn phở:

Ăn phở làm vết loét nặng hơn

Do bánh phở được làm từ tinh bột lên men, có vị chua, ngoài ra còn có chất phụ gia, chất bảo quản để đảm bảo bánh có độ dẻo, dai nên phở gây triệu chứng khó tiêu, chướng bụng khiến tình trạng đau dạ dày nặng hơn.

Hơn nữa, bánh phở còn chứa hàn the để giữ độ trắng, dai và lâu bị hỏng, có tác dụng phá hủy niêm mạc dạ dày, làm vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

Ăn phở làm kích ứng niêm mạc dạ dày

Để trả lời thắc mắc "Đau dạ dày có ăn phở được không", còn xét đến phần thịt và gia vị đi kèm. 

Thịt bò tái: Thịt bò chứa hàm lượng protein cao giúp vết loét nhanh lành hơn. Tuy nhiên, khi ăn phở bò tái, thịt bò chỉ được chần sơ để không bị dai và đảm bảo vị ngọt nên sẽ tiềm ẩn nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Do vậy, người đau dạ dày nên ăn phở bò với thịt bò nấu chín thay vì bò tái để đảm bảo vệ sinh. 

Gia vị cay, chua: Khi đau dạ dày, người bệnh không nên ăn các loại gia vị như chanh, ớt, tương ớt, giấm, tỏi… Các gia vị này đều ảnh hưởng đến vết loét và làm đau nhiều hơn.

Rau sống: Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong món phở nhưng có thể là ổ chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, không tốt cho người đau dạ dày.

Ăn phở làm tăng tiết dịch vị dạ dày

Các loại gia vị được dùng để nấu nước dùng phở thường là hỗn hợp gồm hoa hồi, quế, thảo quả, gừng... và chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Ngoài ra nước dùng phở được nấu từ xương ống, có nhiều dầu mỡ và gia vị mì chính khiến dạ dày khó tiêu hóa.

Khi ăn phở, dạ dày phải làm việc nhiều hơn và tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa, dẫn đến làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, gây nên hiện tượng ợ chua khi ăn phở.

Cách ăn phở an toàn cho người đau dạ dày

Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày ăn phở được không? 3
Người bị đau dạ dày nên ăn phở với số lượng ít và đúng cách

Lời giải đáp cho câu hỏi "Đau dạ dày ăn phở được không" là không nên ăn. Nhưng nếu thèm phở và muốn ăn, người bị đau dạ dày chỉ ăn phở với số lượng ít. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đau rát, khó chịu ở dạ dày khi ăn phở, người đau dạ dày cần lưu ý:

  • Chỉ nên ăn 1 - 2 tô phở một tuần.
  • Không ăn các loại gia vị chua, cay gây kích ứng niêm mạc dạ dày. 
  • Hạn chế ăn các món ăn kèm nhiều chất béo như quẩy, da gà, mỡ bò, thịt bò tái…
  • Không ăn quá nhiều phở một lúc để giảm sức ép và hoạt động cho dạ dày. 
  • Nhai kỹ, ăn chậm để hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa ở dạ dày và ruột non.
  • Nên chần kỹ bánh phở.
  • Chọn quán phở đảm bảo vệ sinh hay tốt nhất bạn nên tự nấu phở ở nhà để đảm bảo sức khỏe.
  • Tránh vận động mạnh, lao động nặng sau khi ăn phở để dạ dày và hệ tiêu hóa có thời gian xử lý thức ăn và hoạt động tốt hơn, tránh trào ngược dạ dày gây tổn thương thực quản.
  • Cho ít dầu mỡ và nêm nếm gia vị vừa phải.

Sau khi tham khảo bài viết trên bạn đã biết đau dạ dày ăn phở được không và nếu bạn vẫn muốn ăn phở thì hãy thực hiện đúng như hướng dẫn trên để ăn phở an toàn, tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn.



Chat with Zalo