Giải đáp: Biến chứng viêm bờ mi có nguy hiểm không?
Viêm bờ mi là hiện tượng viêm tại phần chân lông mi và phần da mi. Hiện tượng xảy ra khi các tuyến bã nhờn hoạt động kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vậy, biến chứng viêm bờ mi có nguy hiểm không, tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Phân loại và biến chứng viêm bờ mi
Tình trạng viêm bờ mi là căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Bệnh viêm bờ mi có thể được chia làm nhiều loại như:
Bệnh viêm bờ mi sau
Đây là căn bệnh phổ biến nhất. Đặc trưng bởi hiện tượng viêm phần bên trong của mí mắt tại các tuyến meibomius - tuyến bã nhờn nằm trong tấm sụn mi. Tuyến này chịu trách nhiệm tiết ra lớp dầu của màng nước mắt, ngăn cản sự bay hơi của nước mắt, tránh tình trạng khô mắt.
Viêm bờ mi sau là hiện tượng tăng sừng hóa của các biểu mô của tuyến meibomius, khiến cho thành phần lipid bị thay đổi. Cung cấp môi trường thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó làm rối loạn tuyến meibomius, gây tổn thương đến mí mắt và bề mặt nhãn cầu.
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, bệnh viêm bờ mi ở những người bị bệnh da liễu mãn tính, có xu hướng nặng hơn so với những người có thể trạng bình thường.
Hiện tượng viêm bờ mi
Bệnh viêm bờ mi trước
Bệnh này thường ít phổ biến hơn so với viêm bờ mi sau, đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các mảng viêm tại chân của lông mi, và thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Viêm bờ mi trước được phân thành hai loại cơ bản: Tụ cầu hoặc tiết bã.
- Viêm bờ mi trước loại tụ cầu: Là tình trạng xuất hiện các vảy sợi xung quanh chân lông mi, do các tụ cầu: Staphylococcus aureus và coagulase gây nên. Làm rối loạn sự bài tiết của tuyến meibomius, gây ra bệnh viêm bờ mi thông qua các cơ chế khác nhau như nhiễm trùng mi mắt, dị ứng….
- Viêm bờ mi trước loại tiết bã: Bệnh đặc trưng bởi những thay đổi thường thấy trên da như: gàu, vảy nhờn tại phần da ở chân lông mi, làm xuất hiện các mảng da chết bám xung quanh mí mắt. Từ đó gây nên hiện tượng viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Dấu hiệu thường gặp của biến chứng bệnh viêm bờ mi
Bệnh viêm bờ mi có thiên hướng lây lan khá nhanh và thường có các dầu hiệu nhận biết như:
- Mí mắt xuất hiện những vùng đỏ, sưng hoặc ngứa.
- Luôn có cảm giác bị sạn, hoặc nóng rát xung quanh vùng mắt.
- Tần suất chảy nước mắt nhiều nhưng mắt vẫn bị khô, khó chịu.
- Có hiện tượng đóng vảy và rụng lông mi vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Phần da mí mắt tại chân lông mi bị bong tróc, hoặc đóng vảy.
- Hay bị chói mắt với ánh sáng.
- Hình ảnh bị mờ dần, được cải thiện hơn khi chớp mắt.
Dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi
Theo nghiên cứu cho biết, hiện tượng khô mắt là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm bờ mi (chiếm khoảng 25 đến 40 % người bệnh). Ngoài ra, viêm bờ mi còn thường xuất hiện nhiều hơn ở người lớn.
Bệnh viêm bờ mi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm bờ mi có thể sẽ làm cho người bệnh bị rụng lông mi, sẹo mi, hoặc một số các biến chứng khác như:
- Lẹo mắt: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn do các ký sinh trùng trên lông mi gây ra (ví dụ như: coagulase, Corynebacterium, và Cutibacterium acnes…). Tạo thành các nốt mụn nhọt trên bờ mi hoặc trong mi mắt, gây cảm giác đau và ngứa mắt.
- Bệnh chắp mắt: Đây là hiện tượng tuyến bã nhờn tại bờ mi bị tắc, do nhiễm khuẩn, gây đỏ, sưng từ bên trong mi mắt. Bệnh chắp mắt thường gây nên tình trạng chảy nhiều nước mắt, hoặc khô mắt, do sự rối loạn bài tiết của các tuyến bã nhờn meibomius.
- Viêm bờ mi gây nên bệnh đau mắt mãn tính: Bệnh viêm bờ mi nếu không được điều trị kịp thời thì có thể sẽ chuyển biến thành bệnh đau mắt đỏ (căn bệnh mãn tính của mắt).
- Bệnh viêm bờ mi làm tổn thương giác mạc: Từ những tác động liên tục từ bờ mi bị viêm, có thể gây xước, hoặc loét giác mạc, tạo cảm giác đau, sót mỗi lần nhắm mờ mắt, đồng thời làm giảm thị lực của đôi mắt.
Làm thế nào để bảo vệ mắt khỏi căn bệnh viêm bờ mi?
Viêm bờ mi là một căn bệnh khó điều trị, nhưng bạn vẫn có cách kiểm soát và hạn chế tối đa tình trạng viêm bờ mi bằng cách vệ sinh mắt một cách thường xuyên và đúng cách.
Vệ sinh mắt sạch sẽ
- Bước 1: Lật mi mắt theo chiều đứng, sau đó vệ sinh và massage nhẹ nhàng phần mi theo chiều từ chân lông mi đi lên.
- Bước 2: Dùng dung dịch vệ sinh mắt, vệ sinh các các lỗ tuyến sụn mi và phần da bờ mi theo chiều từ trong ra ngoài. Việc này nhằm mục đích tẩy sạch các vảy bám và vi khuẩn bám trên mi mắt.
- Bước 3: Rửa lại sạch mi mắt bằng nước lạnh, sau đó dùng tăm bông, hoặc bông tẩy trang lau khô.
Lưu ý: Bạn nên thực hiện các bước tẩy trang trước khi thực hiện quy trình vệ sinh mi mắt, để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những thông tin trên đây đã phần nào cung cấp cho bạn về tình trạng biến chứng bệnh viêm bờ mi. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh mãn tính này.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp