Giải đáp: Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không?
Từ trước đến nay, chúng ta thường được nghe tới yến mạch như một siêu thực phẩm đối với sức khỏe con người. Chính vì sở hữu nhiều lợi ích tốt nên nhiều người bệnh tuyến giáp hay thắc mắc: Bướu cổ có ăn được yến mạch không? Để trả lời được câu hỏi này, cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau.
Lợi ích của yến mạch với sức khỏe
![Giải đáp: Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_buou_co_co_an_duoc_yen_mach_khong_1_3c20964e2c.jpg)
Yến mạch là thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao trong đó có chất xơ hòa tan. Yến mạch có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch gồm:
- Hạt yến mạch dùng làm thực phẩm tiêu thụ.
- Thân hay còn gọi là rơm yến mạch dùng làm thuốc.
- Cám là lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch cũng được dùng làm thuốc.
Yến mạch sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Một số công dụng có thể kể đến như:
Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch giúp ngăn ngừa bệnh tim. Các sản phẩm yến mạch nguyên hạt có thể cung cấp 750mg chất xơ hoà tan. Các sản phẩm chứa yến mạch nguyên hạt thường được dán nhãn với xác nhận giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu đưa chúng vào chế độ ăn.
Giảm Cholesterol
Ăn yến mạch hay cám yến mạch có thể giảm mức độ cholesterol toàn phần. Thực tế khi ăn 3 - 10 gam chất xơ hoà tan có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 4 - 14mg/dL. Việc ăn yến mạch trong chế độ ăn hằng ngày sẽ giảm cholesterol trong máu từ đó ngăn được nguy cơ đột quỵ thường gặp ở người lớn tuổi.
Tốt cho bệnh đái tháo đường
Ăn yến mạch và cám yến mạch trong 6 tuần có thể giảm lượng đường trong máu. Trong thời gian dài, nếu ăn 100gr yến mạch thay thế cho các loại carbohydrate khác sẽ tác dụng hiệu quả cho đường huyết.
Bướu cổ có ăn được yến mạch không?
Chính vì yến mạch được mọi người truyền tai nhau là thực phẩm tốt cho sức khoẻ nên đã có nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu nó có tốt với bệnh bướu cổ hay không. Trả lời chính xác câu hỏi này là: Tuỳ vào từng thể trạng bướu cổ mà người bệnh có thể sử dụng thực phẩm này. Cụ thể:
- Với người mắc bướu cổ bị suy giáp: Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Khi bệnh, người mắc thường tăng cân, mệt mỏi, khàn giọng, đau cơ, trầm cảm. Yến mạch đặc biệt là loại yến mạch Avena sativa có tác dụng làm dịu thần kinh và chứng trầm cảm do tuyến giáp hoạt động kém. Vậy yến mạch là thực phẩm cần thiết cho người bệnh bướu cổ bị suy giáp.
- Với người mắc bướu cổ bị cường giáp: Người bị cường giáp được khuyến nghị tránh sử dụng các thực phẩm từ sữa, lúa mì, hạt thông. Thay vào đó cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm, vitamin D, Omega-3. Và yến mạch là thực phẩm thuộc họ lúa mì, vậy nên không nên dùng yến mạch trong chế độ ăn của người bướu cổ bị cường giáp.
![Giải đáp: Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_buou_co_co_an_duoc_yen_mach_khong_3_9bcfc417f1.jpg)
Các món ngon được chế biến từ yến mạch
Sau khi trả lời câu hỏi "bướu cổ có ăn được yến mạch không" thì giờ đây những người quan tâm, đặc biệt là người mắc bướu cổ suy giáp phải chú ý đến cách chế biến yến mạch sao cho ngon miệng. Từ đó có thể đưa yến mạch vào chế độ ăn hằng ngày một cách dễ dàng. Một số món ăn ngon và dễ thực hiện có thể kể đến như sau:
Cháo yến mạch
Nguyên liệu: Yến mạch đã xay, sữa không đường, dầu ô liu, bơ, tôm đã bóc vỏ, gia vị phụ khác.
Cách chế biến:
- Cho sữa vào chảo và đun sôi, sau đó cho bột yến mạch vào đun lửa nhỏ trong 10 phút. Khuấy thường xuyên khi nấu để bột mịn hơn.
- Đun nóng dầu ô liu và bơ, sau đó xào hành và cho tôm vào. Nêm nếm vừa miệng với muối i ốt và tiêu, nấu trong 4 - 5 phút.
- Đổ hỗn hợp vừa xào vào chảo yến mạch và tiếp tục đun từ 10 đến 15 phút.
Lưu ý: Nếu bạn ngại nấu cùng sữa có thể dùng nước để thay thế và nấu cháo như bình thường. Nên kết hợp nấu cùng các nguyên liệu khác cho thơm ngon hơn như trứng, cà rốt, rau ngót, hạt sen.
Yến mạch sữa chua
Nguyên liệu: Bột yến mạch, sữa chua, trái cây tươi theo mùa.
Cách chế biến:
- Bột yến mạch nấu chín, sau đó làm lạnh.
- Cho sữa chua vào đáy ly.
- Tiếp tục cho phần yến mạch đã làm lạnh vào ly đựng sữa chua.
- Cuối cùng đặt lên một ít trái cây tươi để thêm ngon miệng.
Lưu ý: Bạn có thể làm sữa chua yến mạch với tỷ lệ tùy thích. Có thể 1 lớp sữa chua xen kẽ 1 lớp yến mạch làm lạnh. Bổ sung các loại trái cây ăn cùng để kích thích vị giác như mâm xôi, dâu tây, cam tách múi.
![Giải đáp: Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_buou_co_co_an_duoc_yen_mach_khong_4_ec1b38ff62.jpg)
Một số lưu ý trong chế độ ăn người bướu cổ
- Người bị bướu cổ chứng tỏ tuyến giáp đang gặp vấn đề. Cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp như ăn nhiều trái cây tươi giàu chất chống oxy hoá như ớt chuông, cherry, cà chua, quả việt quất và bí.
- Người bướu cổ nên hạn chế rau xanh họ cải được chế biến tái sống. Rau cải xoăn, rau bina, cải bắp, bông cải xanh thường không tốt cho chức năng tuyến giáp.
- Tránh xa rượu và thuốc lá bởi chúng ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể lẫn tuyến giáp. Đặc biệt chất Caffeine trong cà phê, trà sẽ không tốt cho người bị cường giáp.
- Cung cấp đủ I-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. Sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng cao i ốt như nấm, hành, tỏi, thịt gia cầm và muối ăn là cách tốt để bổ sung cho người mắc bướu cổ.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc "bướu cổ có ăn được yến mạch không". Hy vọng bạn sẽ nắm rõ tình trạng bệnh tình hiện có của mình từ đó biết cách sử dụng yến mạch trong chế độ dinh dưỡng cho khoa học.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp