Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai như thế nào cho an toàn

Bệnh viêm da cơ địa khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu cho bà bầu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tình trạng viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải khi mang thai. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Viêm da cơ địa gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, mẩn đỏ,… thường xuất hiện ở vùng bụng, cổ, tay, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh từ mẹ là 80%. Vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh viêm da cơ địa khi mang thai là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho bé.

Thay đổi nội tiết tố

Trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ tự tạo ra các hormone prolactin và progesterone. Hormone prolactin có tác dụng điều hòa trao đổi chất, ảnh hưởng đến sự biệt hóa của tế bào. Còn hormone progesterone đóng vai trò điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, sản sinh ra steroid tự nhiên, ngăn cản quá trình thụ tinh. 

Ngoài ra khi mang thai, hàm lượng hormone estrogen thay đổi cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu. Lượng globulin E (IgE) trong huyết tương tăng nhanh gây rối loạn chức năng các cơ quan, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa khi mang thai.

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai như thế nào cho an toàn 1 Khi mang thai nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của các cơ quan khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh viêm da

Suy giảm hệ miễn dịch

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu nên rất dễ mắc bệnh. Hệ miễn dịch suy giảm khiến mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh viêm da cơ địa khi mang thai do 2 nhóm nguyên nhân chính là di truyền và dị nguyên. 

Căng thẳng quá mức

Khi cơ thể căng thẳng thường xuyên, nồng độ cortisol tăng cao đột ngột. Trong thời kỳ mang thai, lo lắng là điều không thể tránh khỏi, hầu hết phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén, cơ thể uể oải, sức đề kháng giảm do đó bà bầu dễ mắc bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra còn có các yếu tố gây bệnh khác như dị ứng thời tiết khi mang thai, thức ăn, khói bụi, lông động vật hoặc phấn hoa,… có thể gây kích ứng da, làm nặng thêm các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Mẹ bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại để lại một số hậu quả xấu. Bệnh viêm da cơ địa khiến mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu. Nếu tình trạng để lâu và không được điều trị sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chưa kể bệnh viêm da cơ địa có thể di truyền từ mẹ sang con. Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ em là do di truyền từ ba mẹ. 

Bệnh có xu hướng bùng phát khi gặp các yếu tố khởi phát. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, thai phụ cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. 

Dấu hiệu viêm da cơ địa khi mang thai

Cũng giống như các bệnh da liễu khác, viêm da cơ địa có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau đây: 

  • Mụn nước nhỏ li ti xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng chùm trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng, rốn hoặc khuỷu tay,… 
  • Nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu. Càng gãi càng ngứa, cơn ngứa có thể tăng dần về đêm. 
  • Bệnh càng để lâu, da càng khô, đóng vảy, dễ biến thành lichen hoá và đóng vảy sừng dày lên. 
  • Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể phát triển thành viêm da cơ địa bội nhiễm, sốt, chán ăn,... là những triệu chứng có thể đi kèm. 

Có vài trường hợp bệnh tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị khiến nhiều mẹ bầu chủ quan, không điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tái phát nếu không có thuốc điều trị đặc hiệu. Càng ngày bệnh càng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai như thế nào cho an toàn 2 Dấu hiệu viêm da cơ địa khi mang thai cũng giống các dấu hiệu viêm da cơ địa khác với triệu chứng nóng đỏ, ngứa ngáy,...

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai như thế nào?

Trong giai đoạn mang thai rất khó sử dụng thuốc hay thực hiện các biện pháp điều trị. Do cơ thể mẹ lúc này vô cùng nhạy cảm nên việc điều trị khá khó khăn vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao?

Chườm lạnh

Phương pháp này giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy do viêm da cơ địa hay các bệnh da liễu nói chung gây ra. Phụ nữ mang thai có thể chườm lạnh trước khi đi ngủ để hạn chế cơn ngứa khó chịu.

Kem dưỡng ẩm 

Kem dưỡng ẩm cho viêm da cơ địa giúp loại bỏ một số triệu chứng như khô da, ngứa, dày sừng. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng loại kem hiệu quả và lành tính.

Thuốc bôi

Đối với phương pháp này, phụ nữ mang thai chỉ được sử dụng nếu bị ngứa, nổi mẩn đỏ lan rộng và hơn hết là phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại kem, thuốc trị viêm da cơ địa khi mang thai mà bác sĩ khuyên dùng là thuốc bôi chứa kẽm oxide, thuốc kháng histamin,...

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai như thế nào cho an toàn 3 Bị viêm da cơ địa khi mang thai mẹ nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp

Chăm sóc da

Khi bị viêm da cơ địa, da thường khô và khả năng bảo vệ của da suy giảm, do đó cần tránh các chất gây kích ứng da như xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa, sát khuẩn, hóa chất,...

Nên sử dụng các sản phẩm sữa tắm có độ pH trung tính. Hạn chế gãi quá nhiều gây tổn thương da.

Tránh xa các tác nhân gây bệnh

Cần loại trừ các yếu tố dẫn đến bệnh viêm da cơ địa như tránh các thức ăn dễ bị dị ứng, yếu tố môi trường như nấm mốc, khói bụi,...

Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai cực kỳ quan trọng nên bà bầu không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng không đáng có đến thai nhi. Nếu phát hiện có biểu hiện lạ trên cơ thể, thai phụ nên đến gặp ngay bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo