Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối bạn cần biết

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất khi các tế bào ác tính đã lan sang một bộ phận khác trên cơ thể như bàng quang, trực tràng hoặc ra khỏi khung chậu. Khối u có thể lan đến các cơ quan ở xa hơn như phổi, gan, xương hoặc các hạch bạch huyết ở xa. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối xuất hiện tùy thuộc vào vị trí mà khối u đã di căn đến.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Đầu tiên chúng ta đến với khái niệm ung thư, vậy ung thư là gì? Ung thư (cancer) là một loại bệnh tật trong đó các tế bào trong cơ thể trải qua sự biến đổi bất thường, phát triển và tăng sinh một cách không kiểm soát. Các tế bào ung thư có khả năng xâm lấn và phá hủy các tế bào và mô xung quanh, cũng như có thể lan rộng đến các phần khác của cơ thể. Có nhiều loại ung thư khác nhau, dựa trên vị trí xuất phát và tính chất của tế bào bất thường. Điều này làm cho ung thư trở thành một vấn đề nghiên cứu và quản lý chăm sóc sức khỏe quan trọng.

Ung thư cổ tử cung (Cervical cancer) là một loại ung thư phát triển trong các tế bào của cổ tử cung ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu từ các tế bào biểu mô ngoại vi của cổ tử cung và có thể lan rộng sang các khu vực khác của cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc kiểm tra định kỳ và xét nghiệm Pap smear có thể giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và tăng cơ hội chữa trị.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi-ban-can-biet-1.jpg
Xét nghiệm Pap smear có thể giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Khi nào ung thư cổ tử cung được xếp vào giai đoạn cuối?

Dưới đây là tóm tắt về các giai đoạn ung thư cổ tử cung theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO):

  • Giai đoạn 0 (Carcinoma in situ): Tế bào bất thường chỉ nằm ở bề mặt cổ tử cung.
  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ tồn tại ở cổ tử cung mà chưa lan ra.
  • Giai đoạn II: Ung thư đã lan rộng ra khỏi cổ tử cung nhưng chưa lan tới tường chậu hoặc một phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan tới vùng chậu.
  • Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra xa khỏi chậu tới các bộ phận khác như bàng quang hoặc trực tràng.

Tóm lại, ung thư cổ tử cung được phân loại thành năm giai đoạn trên, và khi bệnh đã ở giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi-ban-can-biet-2.png
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung là gì?

Có một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung:

  • Nhiễm virus HPV: Virus HPV được xác nhận là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Nhiều loại HPV có khả năng gây ung thư, đặc biệt là HPV loại 16 và 18.
  • Nhiễm virus HIV: Nhiễm HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm Chlamydia: Chlamydia là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể làm gia tăng nguy cơ.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
  • Béo phì: Tình trạng thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiền sử gia đình: Có người trong gia đình mắc ung thư cổ tử cung cũng có thể gia tăng nguy cơ.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ít rau củ quả có thể là yếu tố nguy cơ.
  • Sử dụng thuốc tránh thai dài hạn: Sử dụng lâu dài thuốc tránh thai cũng có thể tăng nguy cơ.
  • Số lần mang thai và sinh con: Mang thai và sinh con nhiều lần có thể tăng nguy cơ.
  • Mang thai lần đầu khi tuổi còn trẻ: Mang thai lần đầu ở độ tuổi dưới 17.
  • Hoạt động tình dục sớm: Bắt đầu hoạt động tình dục trước tuổi 18 hoặc trong vòng một năm sau khi bắt đầu kinh nguyệt.
  • Nhiều bạn tình: Tham gia vào các mối quan hệ tình dục với bạn tình cũng là một yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.
dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi-ban-can-biet-h3.jpg
HPV là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra ung thư cổ tử cung

Lưu ý rằng việc có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không đồng nghĩa với việc chắc chắn mắc bệnh. Tuy nhiên, nhận thức về các yếu tố này và thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ở đoạn cuối, ung thư cổ tử cung đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn đến việc triệu chứng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Các triệu chứng chung thường gặp ở giai đoạn cuối bao gồm: 

  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc không khỏe thường xuyên;
  • Đau bụng, chướng bụng thường xuyên;
  • Táo bón và buồn nôn;
  • Đau quặn thắt ở bụng;
  • Chảy máu âm đạo cũng thường liên quan đến ung thư cổ tử cung;

Đối với một số người triệu chứng này có thể gây nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong trong các trường hợp nghiêm trọng.

Ngoài ra, các triệu chứng cụ thể ở mỗi người có thể khác nhau và thay đổi tùy theo vị trí mà ung thư cổ tử cung đã lan ra trong cơ thể. Cụ thể như sau:

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi-ban-can-biet-h4.jpg
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối gặp nhiều vấn đề sức khỏe

Dấu hiệu ung thư di căn đến hạch bạch huyết

Khi ung thư cổ tử cung lan tới các bạch huyết, người bệnh có thể cảm nhận sự sưng to của các bạch huyết. Ngoài ra, khối u ngăn dịch bạch huyết thoát ra ngoài sẽ dẫn đến sưng chân do chất lỏng tích tụ, còn được gọi là phù bạch huyết.

Ung thư cổ tử cung di căn đến gan

Nếu bệnh đã lây lan tới gan có thể gây ra mất cảm giác thèm ăn, vàng da. Bên cạnh đó, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối di căn gan có thể bao gồm:

  • Khó chịu hoặc đau vùng hạ sườn phải;
  • Bụng chướng, căng tức (còn gọi là cổ trướng);
  • Vàng mắt;
  • Ngứa da.

Ung thư cổ tử cung di căn lên phổi

Trong trường hợp ung thư đã lây lan tới phổi, các triệu chứng khó thở và các vấn đề về đường hô hấp thường xuyên có thể xuất hiện. Nếu ung thư cổ tử cung đã lan đến phổi, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng sau đây:

Triệu chứng ung thư di căn đến xương

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể di căn đến xương có triệu chứng là đau xương. Nếu bệnh đã lây lan tới xương, người bệnh có thể trải qua đau nhức xương thường xuyên, cùng với nguy cơ cao hơn về gãy xương, hoặc tê bì tay chân, gây hạn chế vận động.

Biện pháp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Thông thường, những bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi phát triển di căn xa, từ khi chẩn đoán ban đầu hoặc khi tái phát rất khó chữa khỏi. Quá trình điều trị thường với mục đích kéo dài sự sống kết hợp với giảm nhẹ triệu chứng. Tỷ lệ sống sót 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường khá thấp. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể của mỗi người và bệnh lý đi kèm, mức độ đáp ứng điều trị, tâm lý của người bệnh.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể là một phương án cho những người đã trải qua những nỗ lực điều trị ung thư mà không đạt được kết quả mong muốn, hoặc cho những người được chẩn đoán ở giai đoạn cuối và quyết định không thực hiện điều trị.

Một yếu tố quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ không chỉ là mang lại sự thoải mái cho mọi người, mà còn cung cấp cho họ các công cụ tâm lý và hậu cần cần thiết để đối mặt với những quyết định khó khăn trong giai đoạn cuối cuộc sống. Tinh thần lạc quan sẽ giúp kéo dài thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-cuoi-ban-can-biet-5.jpg
Chăm sóc giảm nhẹ mang lại cho bệnh nhân sự thoải mái và cung cấp các công cụ tâm lý

Một lợi ích khác của phương pháp chăm sóc giảm nhẹ là quá trình này cho phép người bệnh ở lại trong môi trường gia đình, bên cạnh người thân, thay vì phải nhập viện hoặc trải qua những liệu pháp hóa trị đau đớn và đôi khi không hiệu quả. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người để lựa chọn hướng chăm sóc phù hợp nhất. Vì vậy, người thân có thể cân nhắc và tham vấn với bác sĩ về phương pháp theo dõi sức khỏe, cách cho người bệnh sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng,… để đảm bảo quá trình chăm sóc tại nhà mang lại hiệu quả tích cực.

Trên đây là các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Hy vọng quá những thông tin trên có thể giúp người bệnh theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe, kịp thời thăm khám khi cần thiết. Để tăng cơ hội điều trị thành công bệnh cùng với có một sức khỏe tốt, người bệnh nên điều trị tại những cơ sở y tế uy tín và thường xuyên thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe hiện tại.

Xem thêm: 



Chat with Zalo