Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?
Ung thư cổ tử cung là u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung phát triển chậm, vậy nên có thời gian để phát hiện và điều trị. Trong suốt quá trình chẩn đoán mắc bệnh và điều trị đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tình dục của người phụ nữ. Những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung phải đối mặt với nhiều hệ lụy nặng nề cho sức khỏe, tâm sinh lý và hạnh phúc gia đình. Vậy, ung thư cổ tử cung có quan hệ được không? Mời bạn cùng Hà An Pharmacy đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Các triệu chứng và yếu tố nguy cơ gây nên ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi có sự thay đổi tế bào trong cổ tử cung của phụ nữ. Loại ung thư này có thể ảnh hưởng đến các mô sâu hơn của cổ tử cung và lan sang các bộ phận khác trên cơ thể thường là âm đạo, trực tràng, bang quang, phổi, gan.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung
Bạn có thể không nhận ra thay đổi cho đến khi xuất hiện các triệu chứng:
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Ra máu âm đạo bất thường hay sau khi quan hệ, chảy máu giữa kỳ kinh, chảy máu sau mãn kinh;
- Dịch âm đạo có mùi hôi;
Có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây, khi mà ung thư đã lan rộng:
- Đau vùng xương chậu, đau hông lưng;
- Khó đi tiểu;
- Tiểu ra máu;
- Đại tiện ra máu;
- Suy giảm sức khỏe toàn thân, hay mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn;
- Giảm cân.
Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác. Cho đến khi có những dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân mới đi khám và phát hiện mắc bệnh. Nếu bạn có những bất thường trên hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu các triệu chứng xảy ra thường xuyên.
Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thử cổ tử cung như sau:
- Hoạt động tình dục sớm;
- Nhiều bạn tình;
- Sinh nhiều lần;
- Vệ sinh bộ phận sinh dục kém;
- Hút thuốc lá;
- Nhiễm Human papillomavirus ( HPV);
- Suy giảm miễn dịch( HIV, AIDS).
Phần lớn các trường hợp gây ra bệnh là do nhiễm Human papillomavirus (HPV), đặc biệt HPV 16,18. Hiện nay, bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng vacxin, trong đó Vacxin HPV đang được lưu hành tại Việt Nam giúp phòng ngừa ung thư ở âm đạo, âm hộ hay các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV.
Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?
Hiện nay tỉ lệ ung thư ngày càng trẻ hóa vì vậy cách tốt nhất để phát hiện sớm là kiểm tra sức khỏe sinh sản, phụ khoa thường xuyên, bên cạnh đó là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ như:
- Khám phụ khoa.
- Kiểm tra trực quan bằng acid acetic (VIA).
- Soi cổ tử cung.
- Các xét nghiệm tầm soát như xét nghiệm Pap Smear, xét nghiệm Thinprep, xét nghiệm HPV,…
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung dựa vào mức độ tổn thương, độ sâu và mức độ lan rộng mà chẩn đoán có các giai đoạn tại chỗ, vi xâm lấn và giai đoạn muộn. Ngoài ra, còn có cách phân loại khác là phân loại các giai đoạn từ 0 đến IV dựa theo FIGO-1998.
Về phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên một số yếu tố bao gồm giai đoạn ung thư, các bệnh nền mãn tính kèm theo và khả năng bệnh tái phát.
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Xạ trị: Dùng tia năng lượng cao làm hỏng tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
- Phẫu thuật: Dùng khi tế bào ung thư đã đi qua màng đáy, hoặc đã xâm lấn các lớp sâu hơn của cổ tử cung nhưng chưa lan sang bộ phận khác của cơ thể, có thể phẫu thuật loại bỏ khối u.
- Hóa trị: Là sử dụng các loại thuốc mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ thường sử dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung tiến triển cục bộ hoặc đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Liệu pháp sinh học (liệu pháp miễn dịch): Nhắm vào các điểm kiểm soát trong các tế bào miễn dịch, kích hoạt phản ứng miễn dịch.
- Thủ thuật LEEP, dao lạnh: Có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt ung thư khi nó chỉ trên bề mặt cổ tử cung.
- Cắt bỏ tử cung.
Các phương pháp điều trị đều có thể gây ra tác dụng phụ làm thay đổi sức khỏe thể chất và chức năng tình dục đối với người phụ nữ. Vậy nên có nhiều câu hỏi đặt ra là ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?
Vậy ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có ham muốn tình dục thấp do các triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của điều trị. Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung gây ra đau khi quan hệ, dịch âm đạo có mùi hôi, dễ chảy máu, sức khỏe toàn thân suy giảm.
Hơn nữa, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tác dụng phụ của điều trị ung thư cổ tử cung, đặc biệt là hóa trị và xạ trị ảnh hưởng nhiều lên đời sống tình dục của người phụ nữ, bao gồm gây ra rối loạn chức năng tình dục, giảm khoái cảm tình dục và căng thẳng tâm lý cụ thể như khô, teo, dính, chít hẹp âm đạo, đau khi giao hợp. Ngoài ra còn phải chịu một số thay đổi về thể chất và tinh thần bao gồm: Đau đớn, mệt mỏi, giảm chất lượng giấc ngủ, rụng tóc, giảm cân, ngứa da, buồn nôn, nhiệt miệng, rối loạn lo âu, tự ti.
Bị ung thư cổ tử cung có quan hệ được không thì câu trả lời là có thể, nhưng các bác sĩ khuyến cáo là không nên vì trong giai đoạn này mất hết hứng thú trong tình dục và sức khỏe không cho phép. Để là một đối tác tâm lý, bạn không nên ép buộc và áp đặt quá nặng nề việc quan hệ trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục khi đang trong quá trình điều trị bệnh là không phù hợp. Do vậy, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung nên hạn chế tối đa quan hệ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn.
Sau khi điều trị ung thư cổ tử cung, người phụ nữ vẫn duy trì được ham muốn tình dục, bạn vẫn có thể trở lại đời sống tình dục bình thường trong vòng vài tuần sau khi kết thúc xạ trị hoặc phẫu thuật khi cơ thể đã cảm thấy sẵn sàng. Tuy nhiên, bạn cần kiêng quan hệ vì có thể gây tổn thương có quan sinh dục và làm lây nhiễm các nguồn bệnh trong các trường hợp đang viêm nhiễm, chảy máu âm đạo, đau rát,...
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ung thư cổ tử cung có quan hệ được không từ đó giúp bạn giảm bớt sự lo lắng. Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh sức khỏe của người phụ nữ bao gồm chức năng tình dục, sức khỏe thể chất, tinh thần sau khi điều trị ung thư. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể duy trì đời sống tình dục như mong muốn bằng cách hiểu rõ cơ thể mình và chia sẻ thẳng thắng với người bạn đời của mình nhé!
Xem thêm: