Dấu hiệu cuồng động nhĩ cơ năng, thực thể và phương pháp chẩn đoán
Cuồng nhĩ là bệnh rối loạn nhịp nhanh trên thất phổ biến. Dấu hiệu cuồng động nhĩ thường đa dạng như khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi hay thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chẩn đoán, kiểm soát và điều trị kịp thời. Hơn thế, bệnh thường diễn biến tự nhiên, tiến triển dần dần gây suy giảm huyết động, tăng nguy cơ gây đột quỵ và nhiều biến chứng khác. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Hà An Pharmacy.
Thông tin về bệnh cuồng nhĩ
Bệnh cuồng nhĩ hay cuồng động nhĩ, là một loại rối loạn nhịp tim khá phổ biến, đặc trưng với hiện tượng tăng tần suất nhịp nhĩ nhanh đột ngột. Cuồng nhĩ thường không tồn tại lâu mà chuyển về nhịp xoang hoặc tạo thành tình trạng rung nhĩ.
Mặc dù ít phổ biến hơn so với rung nhĩ nhưng bệnh lý này vẫn ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cuồng nhĩ có thể tăng nguy cơ hình thành huyết khối, tuy nhiên, xác suất thường thấp hơn so với rung nhĩ.
Chứng rung nhĩ gây ra do các vòng vào lại nhỏ tại tâm nhĩ, ngược lại ở cơ chế của bệnh cuồng động nhĩ là do vòng vào lại lớn tại tâm nhĩ. Điều này khiến biên độ sóng F trong cuồng nhĩ được mô tả là lớn hơn so với biên độ sóng F trong rung nhĩ, điều này giúp giải thích quá trình tạo huyết khối trong bệnh cuồng nhĩ.
Cuồng nhĩ thường được đánh giá cũng như chẩn đoán thông qua các phương pháp hình ảnh như điện tâm đồ (ECG) hoặc siêu âm tim. Chẩn đoán sớm kết hợp quá trình điều trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng bệnh trong tương lai.
![Dấu hiệu cuồng động nhĩ cơ năng, thực thể và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_cuong_dong_nhi_co_nang_thuc_the_va_phuong_phap_chan_doan_dieu_tri_benh_1_bce3310b40.jpg)
Dấu hiệu cuồng động nhĩ
Dấu hiệu của bệnh cuồng nhĩ thường phụ thuộc vào tần suất đáp ứng của thất và các điều kiện sức khỏe cụ thể của bệnh nhân. Trong trường hợp tần số thất bé hơn 120 lần/phút với nhịp đều đặn, người bệnh có thể không cảm nhận thấy biểu hiện gì hoặc triệu chứng bệnh không rõ ràng.
Ngược lại, một trong những dấu hiệu chính của cuồng nhĩ là tần suất đáp ứng của thất nhanh hơn bình thường (thường là trên 120 lần/phút) và không đều đặn tạo cơn đánh trống ngực. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu cuồng động nhĩ khác, bao gồm:
Dấu hiệu này có thể biến đổi tùy thuộc vào mức độ, tính chất cuồng nhĩ ở mỗi bệnh nhân cụ thể. Việc đánh giá, chẩn đoán chính xác thông qua các phương pháp hình ảnh như điện tâm đồ và siêu âm tim là yếu tố quan trọng để xác nhận bệnh lý cũng như đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
![Dấu hiệu cuồng động nhĩ cơ năng, thực thể và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_cuong_dong_nhi_co_nang_thuc_the_va_phuong_phap_chan_doan_dieu_tri_benh_2_326c0f3e57.jpg)
Chẩn đoán bệnh cuồng động nhĩ
Tiếp cận chẩn đoán bệnh cuồng động nhĩ đôi khi yêu cầu đánh giá chuyên môn từ các chuyên gia y tế. Trong đó, điện tâm đồ là một công cụ quan trọng giúp xác định, đánh giá mức độ nặng của bệnh tim mạch.
Trên điện tâm đồ, hình ảnh cuồng nhĩ thường thể hiện các đặc điểm đặc trưng như sóng hoạt hóa nhĩ đều đặn và liên tục. Hình dạng răng cưa rõ ràng nhất thường được quan sát ở DII, DIII và aVF. Sự đồng đều và liên tục của sóng hoạt hóa nhĩ có thể là một dấu hiệu điển hình để xác định tình trạng cuồng nhĩ.
Nghiệm pháp xoa xoang cảnh cung cấp một cách tiếp cận đặc biệt để chẩn đoán bệnh cuồng nhĩ. Bằng cách làm tăng mức block nhĩ thất, nghiệm pháp này giúp bộc lộ rõ sóng cuồng nhĩ trên điện tâm đồ.
Đồng thời, trong quá trình làm nghiệm pháp có sử dụng thêm thuốc ức chế dẫn truyền qua nút nhĩ thất như Adenosine có thể làm chậm tần số đáp ứng thất, tăng khả năng quan sát sóng cuồng nhĩ. Lưu ý rằng phương pháp này không phải là cách cắt cơn cuồng nhĩ mà chỉ giúp xác định, đánh giá tình trạng cung cấp thông tin cho bác sĩ.
Mặt khác, người bệnh thường được chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm đông máu cơ bản, chụp X-quang ngực thẳng… để đánh giá sức khỏe tổng thể.
![Dấu hiệu cuồng động nhĩ cơ năng, thực thể và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_cuong_dong_nhi_co_nang_thuc_the_va_phuong_phap_chan_doan_dieu_tri_benh_3_78c6d05147.jpg)
Phương pháp điều trị bệnh cuồng nhĩ
Phương pháp điều trị bệnh cuồng nhĩ đặt mục tiêu kiểm soát dấu hiệu cuồng động nhĩ, khôi phục nhịp tim bình thường, ngăn ngừa cơn cuồng nhĩ tái phát và đối phó với nguy cơ biến chứng như đột quỵ, huyết khối mạch. Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để đạt được mục tiêu này, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Phương pháp đầu tiên thường được áp dụng là sử dụng thuốc để chuyển cuồng nhĩ về nhịp bình thường. Tuy nhiên, nếu phương pháp này không hiệu quả hoặc nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng huyết động không ổn định, phương pháp shock điện có thể được áp dụng.
Phương pháp shock điện sử dụng dòng điện nhân tạo để hủy các kích thích bất thường ở nhĩ, giúp khôi phục lại nhịp xoang bình thường. Đây là một biện pháp hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp.
Hiện nay, một phương pháp mới là thăm dò điện sinh lý để đốt cuồng nhĩ bằng sóng cao tần. Phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn giúp ngăn ngừa tái phát bệnh lý, đồng thời giảm tác dụng phụ do sử dụng thuốc.
Trong trường hợp những phương pháp trên không thể chuyển cuồng nhĩ về nhịp xoang, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị như các nhóm chẹn beta, digoxin, verapamil hoặc diliazem để kiểm soát tần số tim.
Ngoài ra, bệnh nhân cuồng nhĩ có nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối, tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, việc sử dụng thuốc chống đông kéo dài sẽ giúp dự phòng biến chứng, duy trì sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, lịch trình uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ. Kết hợp với một chế độ sinh hoạt khoa học cùng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, cân bằng giúp nâng cao thể trạng người bệnh.
![Dấu hiệu cuồng động nhĩ cơ năng, thực thể và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_cuong_dong_nhi_co_nang_thuc_the_va_phuong_phap_chan_doan_dieu_tri_benh_4_63ccf020fe.jpg)
Thông qua bài viết trên, Hà An Pharmacy xin gửi tới quý độc giả thông tin về dấu hiệu cuồng động nhĩ. Mong bạn đọc đã có được kiến thức hữu ích về bệnh cuồng nhĩ bao gồm cơ chế gây bệnh, triệu chứng bệnh, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe tim mạch, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Quá trình điều trị cần được theo dõi liên tục bởi bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát cuồng động nhĩ cũng như ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
Xem thêm: