Tật khúc xạ cận thị có di truyền không?

Các tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng giảm sút thị lực của con người hiện nay. Cận thị gây nên rất nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt và cuộc sống của người bị cận thị. Nhiều người thường lầm tưởng cận thị xuất hiện do những nguyên nhân trong sinh hoạt, thói quen sống. Tuy nhiên, ít ai biết cận thị lại có thể xuất hiện do di truyền. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề tật khúc xạ cận thị có di truyền hay không thông qua bài viết này.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt khiến cho người bị cận thị không thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Nguyên nhân là do hình ảnh quan sát được từ mắt sẽ hội tụ ở phía trước võng mạc thay vì nằm trên chính võng mạc giống như mắt người bình thường.

Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để có thể xác định tật khúc xạ cận thị, điển hình đó là cần phải nheo mắt khi nhìn các vật ở xa nhưng lại có thể nhìn rõ các vật thể ở gần. Hoặc người bị cận thị cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như căng mắt, nhức đầu hay mỏi mắt… Một số người bị cận thị cũng có thể gặp phải tình trạng bị mệt mỏi khi phải quan sát lâu như khi lái xe hay chơi thể thao… 

Tật khúc xạ cận thị có di truyền không? 1 Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến

Các nguyên nhân dẫn tới cận thị

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới cận thị. Trong số đó, các nguyên nhân phần lớn là do thói quen sinh hoạt không đúng cách của con người, thường như nhìn màn hình tivi, máy tính hoặc điện thoại ở cự ly gần hoặc đọc sách, học bài ở trong điều kiện thiếu ánh sáng… Những điều này làm cho giác mạc và thủy tinh thể bị tổn thương, có độ cong không đồng đều khiến các tia sáng không thể hội tụ đúng trên võng mạc và gây ra tật cận thị.

Bên cạnh đó, cận thị cũng có thể xuất hiện do di truyền. Nếu cha mẹ bị cận thị thì rất có thể con cái sinh ra cũng sẽ mắc bệnh cận thị bẩm sinh. 

Cận thị có di truyền không?

Cận thị hoàn toàn có thể di truyền từ cha mẹ sang con. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị thì khả năng sinh con ra bị cận thị bẩm sinh sẽ rơi vào khoảng từ 33% đến 60%.

Tật khúc xạ cận thị có di truyền không? 2 Cận thị có thể di truyền 
Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị và người còn lại hoàn toàn bình thường thì khả năng con sinh ra bị cận thị di truyền sẽ vào khoảng từ 23% đến 40%.
Đặc biệt, trong trường hợp cả cha, mẹ không ai bị cận thị thì khả năng trẻ sinh ra bị cận cũng sẽ chiếm từ 6% tới 15%.Do đó các bậc cha mẹ hoàn toàn không được phép chủ quan về vấn đề cận thị bẩm sinh do di truyền ở trẻ nhỏ. Việc chăm sóc sức khỏe mắt, phòng ngừa cũng như điều trị các tật khúc xạ ngay từ bây giờ sẽ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân các bạn, giúp cho việc sinh hoạt trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn mà cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các tật khúc xạ bẩm sinh ở con sau khi sinh ra.

Cận thị bẩm sinh có chữa được không?

Nhiều người thường băn khoăn, thắc mắc không biết cận thị bẩm sinh có chữa được hay không. Thông thường trẻ bị cận thị bẩm sinh sẽ có độ cận phát triển khá nhanh và dần tăng cao khi trẻ lớn lên. Do đó những trẻ bị cận thị bẩm sinh thường gặp phải tình trạng bị cận thị rất nặng. Ngoài ra cận thị bẩm sinh còn có thể khiến cho trẻ dễ gặp các vấn đề, bệnh lý khác về mắt như bong võng mạc, mất thị lực vĩnh viễn do thoái hóa điểm vàng hay bị glaucoma…

Chính vì vậy để hạn chế tối đa sự phát triển độ cận của những trẻ bị cận thị bẩm sinh cha mẹ nên chú ý tạo một môi trường lý tưởng cho các bé sinh hoạt. Đó là một môi trường có đầy đủ ánh sáng, hạn chế để mắt điều tiết nhiều trong khoảng thời gian ngắn. Đồng thời nên để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, các thiết bị có ánh sáng xanh…

Tật khúc xạ cận thị có di truyền không? 3 Cận thị có thể điều trị vĩnh viễn

Cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, vitamin B2, vitamin B6… bằng cách bổ sung thêm nhiều rau củ quả. Điều này sẽ giúp thị lực của bé được chăm sóc tốt hơn, làm độ cận tăng chậm hơn

Làm sao để phòng ngừa cận thị?

Thay vì để trẻ bị cận thị rồi mới tiến hành điều trị thì cha mẹ nên chăm sóc sức khỏe của bản thân và con em ngay từ bây giờ để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị cận thị do di truyền. Cận thị sẽ thường gặp phải ở trẻ nhỏ vì vậy cha mẹ nên giáo dục, xây dựng cho các bé thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Tuyệt đối không để trẻ xem tivi, máy tính ở cự ly gần hay đọc sách, viết chữ trong môi trường không đủ ánh sáng, không nên cúi đầu quá sát khi học bài, hạn chế nghiêng đầu hoặc nheo mắt khi nhìn vật ở xa…

Ngoài ra khi đến độ tuổi trưởng thành người bị cận thị cũng có thể lựa chọn các phương pháp điều trị cận thị vĩnh viễn như phẫu thuật tật khúc xạ, thay thủy tinh thể… để có thể chữa trị cận thị và làm giảm nguy cơ con sinh ra bị mắc cận thị do di truyền.

Cận thị là tật khúc xạ không quá nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều bất tiện, khó khăn trong cuộc sống. Hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi các bạn đã hiểu hơn về cận thị và biết được tật khúc xạ cận thị có di truyền không.

Thu Hòa

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo