Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện thế nào cho đúng?

Trong những tháng đầu đời, chắc chắn trẻ sẽ bị nôn trớ sữa ít hoặc nhiều. Do một nguyên nhân nào đó trẻ mới bú sữa xong và bị ọc sữa trở lại kèm theo dịch nhớt, dịch này là dịch tiêu hoá của dạ dày. Rơ lưỡi chính là cách vệ sinh răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này khi trẻ chưa mọc răng. Điều này rất tốt cho quá trình mọc răng sau này của trẻ. Vậy mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ như thế nào cho đúng? Và rơ lưỡi vào thời điểm nào?

Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ ăn uống, bú sữa đều đặn hàng ngày giống như người lớn do đó trẻ cũng cần vệ sinh miệng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi còn quá nhỏ để biết cách vệ sinh răng miệng. Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng mà các mẹ cần lưu ý thay cho trẻ. 

Do quá trình ăn uống kéo dài, hình thành các mảng bám, đốm trắng trong miệng và trên bề mặt lưỡi. Về lâu dài điều này sẽ tạo điều kiện cho sự sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng gây viêm sưng nướu, nấm miệng,… Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát khi ăn uống hay quấy khóc. Dần dần bé hình thành thói quen biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trong giai đoạn này, các mẹ rất băn khoăn không biết có nên rơ lưỡi cho bé hay không? Thì câu trả lời là “chắc chắn có”, vì vệ sinh lưỡi là một biện pháp tốt để giữ cho khoang miệng của bé luôn sạch sẽ, ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện thế nào cho đúng? 1

Trẻ sơ sinh đều bú sữa hằng ngày nên rơ lưỡi là điều cần thiết để loại bỏ cặn sữa

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mỗi ngày?

Rơ lưỡi cho trẻ giúp loại bỏ mảng bám trắng hình thành trên lưỡi khi trẻ ăn uống hoặc bú sữa mẹ. Vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng quan trọng như người lớn cần đánh răng hằng ngày. Có nên rơ lưỡi cho bé mỗi ngày hay không? Mẹ hoàn toàn có thể làm sạch lưỡi cho bé hàng ngày hoặc ít hơn thì cách ngày lại vệ sinh lưỡi cho bé một lần. Đặc biệt lưu ý, không nên thực hiện quá 1 lần trong ngày vì bé còn nhỏ nên các bộ phận cơ thể còn yếu và nhạy cảm. Việc rơ lưỡi quá nhiều vô tình khiến trẻ bị đau và rát lưỡi. Vậy rơ lưỡi cho trẻ vào thời điểm nào? Và cách rơ lưỡi sao cho đúng thì các mẹ tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

Vệ sinh miệng hằng ngày cho trẻ sơ sinh

Thời điểm rơ lưỡi

Thời điểm thường là buổi sáng khi mới thức dậy, chưa bú sữa để tránh trẻ bị nôn ói. Cần vệ sinh miệng sạch sẽ để loại bỏ cặn sữa còn đọng trên bề mặt lưỡi. Cặn sữa là những đốm nhỏ màu trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi sau khi trẻ bú xong. Cặn sữa thường xuất hiện do trẻ ngậm sữa khi ngủ, uống sữa công thức hoặc hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.

Các bước thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 

Bước 1: Mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho con, chuẩn bị thêm một ít nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé.

Bước 2: Đeo băng gạc chuyên dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vào ngón tay rồi nhúng vào nước ấm hoặc nước muối đã chuẩn bị.

Bước 3: Bế trẻ vào lòng và nằm trên tay mẹ, một tay giữ chặt bé, một tay bắt đầu rơ lưỡi.

Bước 4: Dùng ngón tay mang băng gạc lau nhẹ môi bên ngoài từ từ tách miệng và lau 2 bên vùng má và cuối cùng là lưỡi của trẻ. Lưu ý thao tác phải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương khoang miệng hoặc khiến trẻ nôn oẹ. Trong lúc thực hiện mẹ nên trò chuyện khiến bé phân tâm để không quấy khóc không cho mẹ rơ lưỡi.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện thế nào cho đúng? 2

Khi rơ lưỡi cho trẻ nên cẩn thận, nhẹ nhàng tránh trầy xước khoang miệng của bé

Những điều mẹ cần lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

  • Không nên rơ lưỡi ngay cho trẻ khi vừa mới ăn xong vì dễ bị nôn trớ, nên thực hiện khoảng 2 tiếng sau khi bú. Và cũng không nên cho trẻ bú ngay sau khi rơ lưỡi nên đợi ít nhất 30 phút.
  • Mua băng gạc rơ lưỡi ở các nhà thuốc uy tín, chính hãng để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện đúng cách cho trẻ.
  • Các mẹ đặc biệt chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho con tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Nước ấm để rơ lưỡi nên được đun sôi 100 độ C.
  • Không để trẻ nằm ngửa khi rơ lưỡi.
  • Cho trẻ sơ sinh uống 1 - 2 thìa nước trước khi rơ lưỡi.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Cách thực hiện thế nào cho đúng? 3

Trẻ bị trớ sữa sau khi bú là một trong những nguyên nhân gây đọng cặn sữa trên lưỡi

Lúc này chắc hẳn mẹ cũng đã có câu trả lời cho việc có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không và đừng lo lắng về điều đó nữa. Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là điều gây nhiều khó khăn cho các bà mẹ, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ. Một việc nhỏ như rơ lưỡi cũng có thể khiến các mẹ lo lắng nên làm thế nào để an toàn và tốt nhất cho bé. Nhưng chỉ với một vài lần thực hiện là mẹ có thể thành thạo ngay thôi. Mẹ sẽ thấy hạnh phúc hơn với những việc làm nhỏ như thế này góp phần giúp con khỏe mạnh mỗi ngày.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo