Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian có hiệu quả không?
Cỏ mần trầu không giống như các loại cỏ dại thông thường, nó là một dược liệu được sử dụng lâu đời trong Đông Y. Cỏ mần trầu được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau từ phong thấp, chướng bụng, nóng gan, cao huyết áp, bệnh trĩ,... Hãy cùng tìm hiểu cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ trong bài viết sau đây bạn nhé!
Cỏ mần trầu và tác dụng của cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là cỏ gì?
Cỏ mần trầu (Eleusine indica Gaertn) là loài thực vật thuộc họ lúa. Loại cỏ này mọc thành đám trên các bãi đất và phổ biến từ miền đồng bằng đến trung du và miền núi. Cây cỏ mần trầu mọc từ hạt, thường mọc vào mùa xuân và tàn lụi vào mùa hè. Ở những nơi mưa ẩm nhiều, cây mần trầu có thể mọc quanh năm.
Về đặc điểm, cỏ mần trầu mọc thành cụm, thân cây phân nhánh, ban đầu mọc bò dài trên mặt đất sau đó đứng thẳng. Cây có thể cao tối đa đến 50cm. Lá cỏ mọc so le, hình dải nhọn, bẹ lá mỏng có lông và mềm. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn, thường có 5 - 7 bông xếp tỏa như hình chong chóng. Cỏ mần trầu có thể dùng cả lá, thân, rễ và dùng được cả dạng tươi và dạng khô.
Tác dụng của cỏ mần trầu
Trước khi tìm hiểu cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ, chúng ta cùng khám phá các công dụng của loại cỏ này. Theo Y học cổ truyền Việt Nam, cây cỏ mần trầu có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu,... Loài thảo mộc này có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh ho khan, lao phổi, sốt về chiều, tiểu tiện vàng, nóng trong gây táo bón, động thai, tức ngực, nôn mửa, tăng huyết áp,… Cỏ mần trầu cũng được dùng để chữa tưa lưỡi hay nhiệt độc ở trẻ em.
Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu về cây cỏ mần trầu và tìm ra những công dụng khác của loài thảo mộc này như:
- Chiết xuất metanolic và chloroform trong cây cỏ mần trầu có tác dụng hạ huyết áp tự nhiên, rất tốt cho người bị cao huyết áp và giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp.
- Cũng chính thành phần methanolic và chloroform trong cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn. Nó hiệu quả với một số loại vi khuẩn như: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Salmonella choleraesuis với mức độ từ thấp đến vừa.
- Trong cỏ mần trầu còn có các thành phần có tác dụng hạ sốt, chống viêm, làm giảm nhẹ triệu chứng sưng viêm trong nhiều trường hợp.
- Dịch chiết mần trầu được các nhà khoa học chứng minh có khả năng bảo vệ chức năng thận.
- Dùng cỏ mần trầu giúp giảm cholesterol máu toàn phần, hỗ trợ trong điều trị bệnh mỡ máu.
- Loài thảo mộc này còn có tác dụng ngăn ngừa và giảm rụng tóc ở nữ giới.
Tại sao cỏ mần trầu giúp trị bệnh trĩ?
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom khá phổ biến (có đến 35 - 50% người Việt đã hoặc đang mắc căn bệnh này). Bệnh gây ra do tĩnh mạch hậu môn bị giãn, tạo thành các búi trĩ ở trực tràng dưới và hậu môn. Búi trĩ có thể lớn dần lên, khi đại tiện cọ xát với phân hoặc búi trĩ thò ra khỏi hậu môn cọ sát với trang phục, bị tì đè khi ngồi gây chảy máu. Nếu không được vệ sinh đúng cách, chữa trị kịp thời, búi trĩ sẽ bị sưng viêm, thậm chí hoại tử.
Bệnh trĩ tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng càng để lâu càng mang đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt và khiến bệnh trở nặng, khó điều trị. Vì vậy, ngay khi bệnh mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian như cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ. Cỏ mần trầu có thể hỗ trợ chữa bệnh trĩ bởi:
- Trong cây cỏ mần trầu có thành phần có tác dụng cầm máu, giúp tan huyết ứ. Việc này giúp tan máu tụ, ngăn ngừa xuất huyết hay chảy máu thành tia ở búi trĩ. Nhờ đó mà các tổn thương ở búi trĩ sớm phục hồi.
- Trong cỏ mần trầu có chữa beta palmitoyl, sitosterol, muối nitrat, flavonoid,... Các thành phần chống viêm, kháng khuẩn này giúp phòng ngừa sưng viêm, bội nhiễm và hoại tử ở búi trĩ.
- Cỏ mần trầu với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa nóng trong, làm mát cơ thể có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Nhờ đó có thể giảm áp lực lên búi trĩ, phòng ngừa táo bón và chảy máu hậu môn khi đại tiện.
Cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ
Uống nước ép cỏ mần trầu
Với cách chữa bệnh trĩ này, người bệnh cần dùng cỏ mần trầu, cây nhọ nồi (nhọ nhồi) tươi, rau lấp, rau vỉ ốc, lá thầu dầu tía mỗi loại 100g cùng một chút giấm. Các loại rau cỏ sau khi rửa sạch, để ráo nước bạn mang xay nhuyễn hoặc giã nát cùng giấm. Sau đó, bạn lọc lấy nước cốt để uống trong ngày, mỗi lần uống 1 chén nhỏ.
Kết hợp cỏ mần trầu và các vị thuốc nam
Dùng cỏ mần trầu kết hợp với các vị thuốc nam có thể gia tăng hiệu quả chữa bệnh trĩ. Những gì bạn cần chuẩn bị gồm: Cỏ mần trầu, cam thảo bắc, kim ngân hoa, khương truật, vỏ đậu xanh. Mỗi loại cần chuẩn bị 200g. Khi có đầy đủ các vị thuốc, bạn mang phơi khô dưới nắng hoặc sao khô để dùng dần.
Mỗi lần dùng, người bệnh lấy khoảng 50g hỗn hợp dược liệu ở bên trên nấu cùng 1 lít nước. Khi nước sôi, cần thêm nửa lít nước nữa sắc đến khi lượng nước còn một nửa thì tắt bếp. Sau khi tắt bếp, bạn chắt lấy nước thuốc, rồi đổ thêm nước lọc vào ấm sắc lần 2. Khi đã sắc xong nước thuốc lần 2, bạn chắt nước thuốc và hòa hỗn hợp nước thuốc có được sau hai lần nấu và dùng để uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc này giúp tan huyết ứ, giảm và phòng ngừa chảy máu, giảm sưng viêm hậu môn.
Nấu súp đậu xanh cỏ mần trầu
Để nấu món súp này, bạn dùng 200g cỏ mần trầu (chỉ lấy thân và lá), 100g vỏ đậu xanh, 1 quả dừa tươi. Dừa bạn cần bổ trái, để riêng nước, cùi dừa có thể thái mỏng hoặc nạo sợi. Cỏ mần trầu sau khi rửa sạch bạn nấu cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút. Khi đó bạn có thể bỏ bã, lấy nước, nấu cùng đậu xanh và cùi dừa đến khi đậu xanh nhừ và cháo sánh lại. Cháo nguội bạn có thể mang dùng ngày 2 bữa. Món cháo này có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, giảm táo bón và giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Đun nước cỏ mần trầu xông trĩ
Người bệnh cũng có thể dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ bằng cách đun nước xông trĩ. Để nấu nước xông, bạn cần chuẩn bị cỏ mần trầu, lá sung, lá ngải cứu, lá trầu không mỗi loại 100g và 2 thìa muối hạt. Các nguyên liệu sau khi rửa sạch bạn mang nấu cùng muối và nước lọc. Đến khi nước sôi, bạn nấu thêm khoảng 10 phút rồi dùng nước này để xông hậu môn. Khi nước nguội bạn có thể tận dụng để vệ sinh hậu môn. Với cách làm này, bạn có thể thực hiện 4 - 5 lần/tuần.
Uống trà cỏ mần trầu mỗi ngày
Để làm trà cỏ mần trầu, bạn cho 7 phần cỏ mần trầu và 3 phần nhân trần. Các nguyên liệu có thể được cắt khúc ngắn, phơi khô để dùng dần. Hàng ngày, bạn dùng trà này hãm thành nước uống như uống trà. Trà cỏ mần trầu giúp thanh nhiệt cơ thể, làm mát gan, giảm mỡ máu, giảm đi ngoài ra máu, giảm sưng viêm và sa búi trĩ.
Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu
Điều trị bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu an toàn và lành tính, nhưng cần sự kiên trì để phát huy công dụng bởi các bài thuốc dân gian cần thời gian dài để phát huy tác dụng chữa bệnh.
Chữa bệnh trĩ bằng cỏ mần trầu cũng chỉ áp dụng với các trường hợp ở giai đoạn nhẹ. Đối với trường hợp nặng, người bệnh không còn đáp ứng nữa, cần sự can thiệp của các loại thuốc và phương pháp khác.
Ngoài ra, để điều trị bệnh trĩ, bạn duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ để cải thiện bệnh. Thực hiện lối sống lành mạnh, không tiêu thụ các chất kích thích, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, tránh xa các thực phẩm không tốt cho tiêu hóa. Vận động thường xuyên để giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột.
Với trường hợp bệnh lâu ngày hoặc nặng, người bệnh nên sử dụng một số loại thuốc như:
- An Trĩ Vương giúp giảm táo bón và các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.
- Thuốc Daflon 1000mg Servier chuyên dùng trong điều trị suy giảm tĩnh mạch và điều trị trĩ.
- Tottri tốt cho người bệnh trĩ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cấp tính, làm co búi trĩ.
Các cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ đều rất đơn giản, dễ thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp chữa dân gian này có công dụng hỗ trợ. Bạn tuyệt đối không được phép lạm dụng hay dùng thay thế hoàn toàn cho điều trị y tế, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng. Tùy tình trạng bệnh, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh triệt.