Có bầu ăn thơm được không? Lợi ích của thơm đối với sức khỏe mẹ bầu

Có bầu ăn thơm được không? Hay có bầu ăn khóm được không? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, nhất là chị em đang mang bầu. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Hà An sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Có bầu ăn thơm được không?

Thơm, dứa hay khóm đều là tên tiếng việt của một loại cây nhiệt đới có tên khoa học là Ananas comosus. Đây là loại quả có nhiều mắt, thịt quả màu vàng, vị chua ngọt dùng để ăn trực tiếp hoặc nấu canh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại quả có hàm lượng các dưỡng chất rất cao bao gồm các axit hữu cơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy có bầu ăn thơm được không?

Có bầu ăn thơm được không? Lợi ích của thơm đối với sức khỏe mẹ bầu 1 Có bầu ăn thơm được không?

Có nhiều ý kiến cho rằng ăn dứa sẽ làm tăng thân nhiệt của mẹ bầu, thậm chí còn kích thích cơn co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc một số vấn đề sức khỏe khác phải kể đến như tiêu chảy, dị ứng…

Dứa có chứa bromelain - một enzym có thể gây xuất huyết bất thường. Đây chính là lý do vì sao nhiều người cho rằng dứa có thể gây sảy thai. Trên thực tế, các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên bổ sung thêm viên uống bromelain. Tuy nhiên, hàm lượng bromelain trong dứa rất thấp, không đủ để gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Trừ trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều dứa trong cùng một lúc (từ 7 - 10 quả) thì mới có thể gây ra những tác động xấu đến mẹ bầu và em bé trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra.

Trong khi đó, các nghiên cứu dinh dưỡng chỉ ra rằng: Hàm lượng vitamin C trong 1 cốc nước ép khóm đủ cho nhu cầu cả ngày của phụ nữ mang thai. Không những vậy, ăn thơm khi mang thai còn giúp cung cấp một số dưỡng chất như folate, sắt, magie, mangan, đồng và vitamin B6. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khóm (dứa, thơm). Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, tránh việc ăn quá nhiều. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả tốt về sức khỏe, mẹ nên ăn từ 1 - 2 quả/tuần (tương đương với 165 gram).

Có bầu ăn thơm được không? Lợi ích của thơm đối với sức khỏe mẹ bầu 2 Mẹ bầu có thể ăn 1 - 2 quả dứa mỗi tuần

Lợi ích của thơm đối với bà bầu

Có bầu ăn thơm được không? Như đã nói ở trên, thơm chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng giúp mang đến cho mẹ bầu những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Cụ thể:

  • Với hàm lượng vitamin C cao, dứa giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của mẹ bầu từ đó giúp mẹ chống lại các bệnh hay gặp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng…
  • Dứa không chỉ cung cấp thêm chất xơ, vitamin mà dứa còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định hơn đồng thời giúp giảm đáng kể các triệu chứng táo bón cho mẹ bầu trong thai kỳ.
  • Huyết áp cao rất nguy hiểm đối với mẹ bầu. Vừa hay một số dưỡng chất có trong dứa lại có tác dụng duy trì huyết áp ở mức bình thường và ổn định. Nhờ vậy, việc mẹ bầu ăn dứa khi mang thai sẽ giúp phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả.
  • Ngoài canxi, mangan cũng là một khoáng chất cần thiết giúp hỗ trợ xây dựng xương và mô liên kết. Do đó, khoáng chất này không thể thiếu cho một cơ thể dẻo dai và vững chắc. Trong dứa có chứa một hàm lượng mangan tương đối cao và theo nghiên cứu thì 1 quả dứa (500 gram) có thể cung cấp hơn 1/2 nhu cầu mangan mỗi ngày của mẹ bầu.
  • Thêm vào đó, dứa còn giúp làm đẹp da cho mẹ bầu. Nếu da mẹ bầu bị sạm, nám hoặc có các vết sẹo thì đừng quên chăm sóc da mỗi tuần với mặt nạ được làm từ nước ép dứa nhé! Chỉ cần thoa lên da mặt đã rửa sạch, để trong vòng 10 - 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm, mẹ bầu sẽ nhanh chóng có được làn da sáng mịn.
  • Ngoài ra, dứa còn giúp mẹ bầu giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén.
Có bầu ăn thơm được không? Lợi ích của thơm đối với sức khỏe mẹ bầu 3 Dứa (thơm) mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu

Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều thơm

Tuy dứa mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, song mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng dứa nếu không muốn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé. Vậy đâu là những tác dụng phụ có thể xảy đến nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thơm?

  • Dứa chứa một lượng acid gây nên hiện tượng ợ chua và trào ngược dạ dày. Do đó việc mẹ bầu ăn quá nhiều dứa có thể gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa đồng thời cũng khiến các triệu chứng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, ở những mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, nếu mẹ ăn quá nhiều thơm có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ nóng. 
  • Một số trường hợp mẹ bầu có thể dị ứng với thơm với các dấu hiệu như: Sưng đau và ngứa ngáy trong khoang miệng, kích ứng trên da, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, khó thở gần giống với tình trạng hen suyễn… Trong tình trạng này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Mẹ bầu ăn dứa quá nhiều có thể làm tăng lượng enzyme bromelain quá mức trong cơ thể gây ảnh hưởng đến cổ tử cung từ đó gây chuyển dạ sớm hoặc sảy thai. 
Có bầu ăn thơm được không? Lợi ích của thơm đối với sức khỏe mẹ bầu 4 Ăn quá nhiều dứa có thể khiến các triệu chứng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn

Cách ăn thơm đúng và an toàn

Dứa mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu. Tuy nhiên, khi ăn dứa, mẹ bầu cần nắm được cách ăn dứa đúng và an toàn. Cụ thể:

  • Mẹ bầu chỉ nên ăn dứa với một lượng vừa phải, tuyệt đối không ăn quá nhiều tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây ra tình trạng sinh non, sảy thai.
  • Mẹ bầu nên ăn dứa chín thay vì ăn dứa xanh bởi dứa xanh rất dễ gây ngộ độc. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ bầu nên chọn những quả dứa chín vàng.
  • Không nên ăn dứa khi đang đói để tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu và nóng rát, đặc biệt là đối với những mẹ bầu có tiền sử mắc một số bệnh lý dạ dày.
  • Mẹ bầu nên tránh ăn dứa vào 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể ăn một miếng dứa nhỏ để giảm các triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Khi ăn dứa, mẹ bầu nên loại bỏ sạch phần lõi bởi đây là nơi tập trung nhiều bromelain nhất. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng dứa đóng hộp hoặc nước ép dứa vì trong quá trình sản xuất lượng bromelain đã được loại bỏ.
  • Ngoài ra, trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể được cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp cho thai nhi được phát triển toàn diện.
Có bầu ăn thơm được không? Lợi ích của thơm đối với sức khỏe mẹ bầu 5 Mẹ bầu không nên ăn nhiều dứa để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh chủ đề có bầu ăn thơm được không mà Nhà Thuốc Hà An đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này có thể hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc Hà An để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec, Vinmec



Chat with Zalo