Chăm sóc bệnh nhân bị sốt virus đúng cách
Để nắm được cách chăm sóc bệnh nhân bị sốt virus, mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới.
Sốt virus có những triệu chứng gì?
Một số triệu chứng điển hình của sốt virus như:
- Sốt cao: Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ sau đó ngày càng tăng dần lên, thậm chí có trường hợp tăng cao đến 41 độ C. Sốt từng cơn và kèm theo triệu chứng nóng lạnh bất thường. Nếu trẻ em bị sốt thì cần phải theo dõi cẩn thận để kịp thời phát hiện tình trạng co giật bất thường.
- Mệt mỏi: Sốt virus khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng, cơ thể uể oải, mệt mỏi, toàn thân nhức mỏi, đặc biệt là cơ bắp.
- Một số biểu hiện khác như viêm đường hô hấp, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi. Bệnh còn khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khan sau bữa ăn.
- Cảm thấy đau đầu, đau nhức mắt ở phần trong nhãn cầu, gây khó chịu.
- Sốt cao trong một thời gian dài còn khiến da phát ban, nổi mẩn đỏ li ti trên da. Biểu hiện này thường gặp khi bị sốt siêu vi.
- Khi bị virus xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng chống lại các tác nhân viêm nhiễm, hạch ngoại vị bị sưng nóng đỏ tại các vị trí như cổ, đầu và có thể cảm nhận rõ khi sờ vào.
Biểu hiện khác của sốt virus khá giống với sốt thông thường, tuy nhiên thời gian bị sốt sẽ lâu hơn, cơ thể sẽ mệt mỏi hơn nhiều so với sốt thông thường. Chính vì thế, bạn không được chủ quan với các triệu chứng của sốt virus để có biện pháp can thiệp xử trí kịp thời. Cách chăm sóc bệnh nhân bị sốt virus cũng khá quan trọng, giúp hỗ trợ điều trị tốt và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng nề hơn.
Sốt virus là bệnh khá thường gặp hiện nay
Phương pháp xét nghiệm kiểm tra sốt virus
Thông qua những dấu hiệu của bệnh và các chẩn đoán cơ bản, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị sốt virus, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm 3 xét nghiệm nữa để xác định chính xác bệnh.
- Xét nghiệm công thức máu: Loại xét nghiệm này dùng để xác định kích thước, số lượng, hình thái của tế bào máu, người bị sốt virus thường có số lượng bạch cầu không tăng.
- Xét nghiệm CRP: Thực hiện phương pháp xét nghiệm này để kiểm tra nhiễm khuẩn và đánh giá phản ứng viêm, khả năng bội nhiễm của nhiễm trùng.
- Ngoài ra còn thực hiện xét nghiệm để phân biệt với sốt phát ban do sởi, sốt xuất huyết.
Những biến chứng nguy hiểm của sốt virus
Sốt virus nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên nếu không có phương pháp chăm sóc bệnh nhân bị sốt virus đúng cách và điều trị dứt điểm sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của sốt virus như:
- Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng nhất của sốt virus, khiến cho virus lây lan và phát triển. Bệnh nếu không được ngăn chặn sẽ khiến dịch bùng phát.
- Viêm thanh quản: Thanh quản của người bệnh sẽ bị sưng lên, gây khó thở và nhiều trường hợp bị thiếu oxy phải hỗ trợ bằng bình thở.
- Bệnh tim: Xuất hiện các cơn đau tim do loạn tim, viêm cơ tim, có trường hợp còn bị ngất lịm do ngừng tim.
- Biến chứng não: Biến chứng này rất nguy hiểm, thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể bị hôn mê sâu, co giật, không điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn tới tử vong.
Sốt virus có thể gây biến chứng viêm phổi
Chăm sóc bệnh nhân bị sốt virus đúng cách
Hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị sốt virus triệt để, phương pháp thường được áp dụng dành cho bệnh nhân bị sốt virus là điều trị các triệu chứng và xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
- Hạ sốt: Sử dụng một số phương pháp hạ sốt thông thường như chườm ấm, đắp khăn, dán miếng hạ sốt, kèm theo việc sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Bạn có thể sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie 3MO+ nếu bệnh nhân là trẻ từ 3 tháng tuổi. Sản phẩm này có thành phần là vitamin, bạc hà, Chlorophyll, lô hội, chanh,... và chứa gel hạ sốt giúp giảm nhiệt nhanh, hạ sốt an toàn dành cho cả trẻ em và người lớn. Khăn hạ sốt này được làm từ 100% chất liệu cotton, có khả năng thấm hút, giữ ấm tốt, mang lại cảm giác mềm mịn và dễ chịu khi dùng.
- Bù nước: Việc bổ sung nước điện giải theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, tăng cường uống nước, uống sữa, nước trái cây, đặc biệt dùng dung dịch oresol để hỗ trợ bù điện giải.
- Đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng: Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, sử dụng dung dịch nước muối loãng 0,9% để rửa mũi và súc họng.
- Chế độ ăn uống: Nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm để dễ tiêu hóa, tăng cường bổ sung hoa quả để nạp thêm vitamin C.
- Chế độ sinh hoạt: Trong thời gian bị bệnh nên sinh hoạt trong phòng thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của bản thân.
Khăn hạ sốt của nhà Dr.Papie 3MO+ cho trẻ từ 3 tháng tuổi
Sốt virus gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng, do đó, bạn không nên chủ quan. Bên cạnh các phương pháp chăm sóc bệnh nhân bị sốt virus bạn cần phải chủ động phòng ngừa bệnh và tránh lây lan. Bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, giữ cơ thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng. Khi phát hiện những biến chứng nguy hiểm của bệnh, cần được thăm khám kịp thời tại bệnh viện để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp